BẢN TIN SỐ 34 - THÁNG TƯ QUÝ MÃO - 2023
Kỷ niệm Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn

 

(Xem tiếp Truyện ký tượng Tam Thánh)

 

MỤC LỤC

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 

 


 )
 )(
 __)_(__
 __(_____)__
(((_________)))
 )    ׀    (

 

 

 

 

 

 


 

 

C

 

hư Hiền thân kính,

Trên thế gian nầy, nhân loại vì thiếu THƯƠNG YÊU và CÔNG BÌNH, khiến xảy ra cung cách cư xử khác nhau, gây biết bao điều tân khổ. Nếu ai cũng thực hành theo châm ngôn: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (Treat others how you want to be treated). Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác. Họ ngụy biện: "Lý kẻ mạnh, bao giờ cũng thắng" (La raison du plus fort est toujours la meilleur). Quyền lực và tiền tài, cộng với lòng tham và sự ích kỷ đưa nhân loại đến chiến tranh không có điểm dừng, không thể giải quyết được, nếu loài người không biết tự chế.

Thực vậy, chiến tranh đang xảy ra tàn khốc, binh lửa ngập trời Tây, đe dọa đến Hòa Bình Thế Giới. Gần như nước nào cũng đua nhau gia tăng chi phí quốc phòng theo phương châm Latin: "Si vis pacem para bellum" (If you want peace, prepare for war).

Trước viễn ảnh nầy, văn hào Victor Hugo vừa là nhà cách mạng Pháp đứng trước cảnh bất công giai cấp của xã hội thời bấy giờ, đã lên tiếng chỉ trích bất công và bênh vực những kẻ khốn cùng qua nhiều tác phẩm, trong đó nổi bật nhứt là "Nôtre Dame de Paris" (Nhà thờ Đức Bà Paris), "Les Misérables" (Những người cùng khổ) … với hy vọng sẽ đánh động lương tri của những kẻ quyền thế. Châm ngôn "Tự Do, Bình Đẳng, Huynh Đệ" (Liberté, Égalité, Fraternité) khắc đầy trước các công thự nhà nước, chỉ là bảng vẽ. Đời sống dân đen vẫn càng ngày càng cơ cực, trong khi giai cấp thống trị càng ngày càng xa hoa, phù phiếm. Định mệnh cuộc đời trôi nổi của Victor Hugo, sau cùng đã trở về đất mẹ, tiếp tục dấn thân vào lý tưởng đấu tranh phục vụ lợi ích của con người về sự Thương Yêu, Bình Đẳng và Hạnh Phúc qua văn chương, thi phú và cả lãnh vực chính trị. Đó là nấc thang đưa Ông trở thành Đại Công Thần của Pháp quốc, đồng thời là một vĩ nhân của cả Thế giới.

Nội dung Bản Tin Hòa Hiệp số 34 lần nầy, nhân Kỷ niệm 138 năm tạ thế của một anh tài Nhân loại, được Đức Chí Tôn ân phong cầm quyền Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo, danh hiệu Nguyệt Tâm Chơn Nhơn. Chư Hiền sẽ được Chư Tiền Khai nhắc lại về Thiên trách của Đức Ngài trong vai trò phổ độ tha phương. Đức Ngài đã ban Thánh Giáo chỉ bảo thành lập phẩm trật Chức Sắc Hiệp Thiên Đài (về Tòa Đạo) và nhiều bài Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo tận độ chúng sanh. Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tam vị Thiên Sứ Bạch Vân Động, trong đó chính Ngài đắc lịnh Đại diện Nhân Loại cầm bút ký Thiên-Nhân Hòa Ước: "THIÊN THƯỢNG, THIÊN HẠ - BÁC ÁI, CÔNG BÌNH" với Đức Chí Tôn.

Ngoài ra, chúng ta cùng chia sẻ các đề tài: "Tiểu sử, công nghiệp của Đức Hộ Pháp" (Diễn văn của Ngài Hiến Pháp); "Bữa tiệc đãi Chức Sắc Phước Thiện" (Diễn văn của Ngài Hiến Đạo); Huấn Dụ của Đức Thượng Sanh về Tiệc Đãi Tân Đầu Sư Thượng Sáng Thanh; Tường thuật "Lễ đặt bức họa Tượng Tam Thánh ký Hòa Ước" được Đức Hộ Pháp trấn Thần… và nhiều tài liệu cùng các hình ảnh sinh hoạt Đạo tại NSW và các nơi khác.

Thưa chư Hiền, Ban Biên Tập Bản Tin Hòa Hiệp luôn thiết tha kêu gọi sự đóng góp bài vở và ý kiến của mọi giới, nhứt là giới trẻ ý thức triết lý "Nhân năng hoằng đạo, phi đạo hoằng nhân", hầu chia sẻ và duy trì tiếng nói chung của Huynh, Đệ, Tỷ, Muội "cùng nhau một Đạo tức cùng Cha", thực hành câu Ngũ Nguyện.

Cầu xin Ơn Trên Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các đấng Thiêng Liêng ban bố cho Chư Hiền và quý quyến hạnh hưởng tràn đầy Ân Phước và An Lạc.

 

BAN BIÊN TẬP

 

 


 

 


 

Tây Ninh, cuối năm Ðinh Mão (1927)

THẦY, các con

Thầy đã lắm công trình dìu dắt các con vào đường đạo đức, mà mỗi ngày Thầy hằng thấy những việc bất bình thì biết ngày nào các con làm nên đặng? Thầy đã lắm phen để lời khuyên dỗ, các con chẳng kể ra chi nên mới có điều trở ngại như lúc nầy.

Các con có thấy, có nghe chăng? Nếu Thầy không vì Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy thì Thầy đã y tấu lời xin của Giáo Tông mà hủy trường công quả của các con hết thảy. Vậy nay Thầy cũng lấy lòng nhơn mà để vào trí não các con ít lời thêm cho rõ việc thi hành chánh sách của Ðạo.

Các con phải biết, Ðạo tại lòng bác ái và chí thành.

Bác ái là hay thương xót sanh linh hơn thân mình, cho nên kẻ có lòng bác ái coi mình nhẹ hơn mảy lông mà coi thiên hạ trọng bằng Trời Ðất.

Còn chí thành là mỗi việc lấy lòng thành thật mà đối đãi trong đời và trong đạo; dù kẻ phú quí đến bậc nào đi nữa mà không có lòng bác ái và chí thành thì không làm chi nên việc.

Vậy nên Thầy khuyên các con trước hết phải ở sao cho ra vẻ Ðạo, đừng để ý gì về việc công quả mà nêu danh nơi cõi tạm nầy. Các con phải mở rộng tâm chí ra mà hành đạo mới nên cho, chớ đừng mờ hồ rằng Ðạo thành thì mình được làm đặng một vị xứng đáng và đại ích trong Ðạo, điều đó lẽ thì các con không cần Thầy nhắc đến mới phải, nhưng vì còn nhiều đứa háo danh và ham làm một vị chủ tướng trong Ðạo, nên cần phải nói cho mà xét mình. Nếu các con thật lòng vì Ðạo thì đâu có chậm trễ như vầy.

Ngày Thầy khai Ðạo, Thầy cũng có lời để lại cho các con hiểu rằng: Lũ ma hồn quỉ xác nó cứ theo phá khuấy các con là nó muốn phá Ðạo đó, lại cũng vì các con không thoát tục đó chớ; các con mà có sức chống chỏi, thì lũ ấy phải xa và Tòa Thánh hôm nay đã thành một nơi đô hội, mà các con cũng đặng sum vầy một cửa, anh lớn, em nhỏ, một lòng, một dạ, lấy Ðạo làm gốc mà lập nên một Tiểu Thiên Ðịa, há chẳng hơn giàu sang bốn biển sao? Há chẳng phải một điều phước hạnh lớn lao hơn mọi sự sao? Há chẳng phải là một nơi giải thoát chung cho nhơn quần xã hội sao? Các con hiểu chăng? Nếu các con hiểu đặng ý Thầy thì rất may cho Ðạo đó.

Thầy hỏi các con vậy chớ Chức Sắc của Thầy ban cho các con để làm gì?

Nếu các con phủi trần thế mà lo cho Ðạo thì sao Tòa Thánh còn thiếu tay giúp Ðạo, để cho đến đỗi càng ngày càng tiều tụy, mà ra một cảnh điêu tàn.

Nếu các con biết Ðạo thì hiệp nhau về Tòa Thánh mà chung lo cho xong, đừng quyến luyến hồng trần nữa, nghe à!

Thăng.

 


Trích từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.2 bài 42.
Thánh giáo của Chí Tôn quở rằng: Thầy đã lắm công trình dìu dắt, mà hằng ngày còn thấy những việc bất bình, thì biết ngày nào lên đặng?◙

 

 


 

 


 

Thánh Thất Kim Biên,
ngày 14 tháng 2 Nhâm Thân (20 Mars 1932)

NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN

Bần đạo chào Quyền Giáo Tông, Hộ Pháp, Tiếp Ðạo và Hội Thánh Ngoại Giáo.

Nam nữ Thiên phong, xin nghe: Nước Thiên Ðường thì ít kẻ, cửa Ðịa Ngục vẫn nhiều người, chưa từng thấy hạng nhơn sanh nào mà tự trọng thân hình, chẳng hữu ích chi cho cả cơ Tạo mà đoạt vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Ngôi vị thiêng liêng chẳng phải do nơi sự cầu may mà đoạt đặng.

Bần Ðạo khi đắc lịnh cầm Chưởng Ðạo lập Hội Thánh giáo đạo tha phương, thì tùng lòng bác ái của Chí Tôn, mở rộng thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị, Bần Ðạo chẳng kể là nguyên nhân, hóa nhân hay là quỉ nhân, ví biết lập công thì thành Ðạo. Bần Ðạo để cho mỗi người tự do định phận, lại tùy thế khó khăn mà gầy thành công quả; ấy vậy, nếu lấy phép công bình thì tự nhiên, nên thì thâu, hư thì bỏ. Bần Ðạo đã chán thấy kẻ bất lực rất nhiều. Vậy Bần Ðạo để lịnh cho mỗi vị Thiên phong xét mình khai tội cùng Giáo Tông và Hộ Pháp, rồi sau mới định rõ điều thưởng phạt.

Thăng.

 

Phụ ghi:
14 tháng 02 Nhâm Thân (20 Mars 1932) Việt ngữ: 20-03-1932 (âl. 14-02-Nhâm Thân).

 


Trích từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.2 bài 75.
Thánh giáo của Nguyệt Tâm Chơn Nhơn dạy: Nước Thiên Ðường thì ít kẻ, cửa Ðịa Ngục vẫn nhiều người....◙

 

 

 

Đức Phạm Hộ Pháp hỏi Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn rằng: Phàm hễ là, Cha thì làm Cha, còn làm Thầy thì làm Thầy, chớ sao Đại Từ Phụ lại xưng là Thầy rất nên khó hiểu.

Ngài trả lời như vầy:


... ... ... ...

Sa loi est amour, sa puissance est justice,
Il ne connaît que la vertu et non le vice.
Père: Il donne à ses enfants sa vitalité,
Maître: Il leur lègue sa propre divinité.

Dịch nôm:

... ... ... ...

Luật thương yêu quyền là ngay chánh,
Gần thiện căn xa lánh phàm tâm.
Làm Cha nuôi sống âm thầm,
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần ngôi Thiên.


Trích từ Diễn Văn của HỘ PHÁP đọc tại Tòa Thánh ngày 15 tháng 7 Nhâm Thân (1932) CHƠN TRUYỀN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ (trang 21-22).
Tham khảo:
19320727-BaiDienVanCuaHoPhap_15-07-NhamThan-1932(v2022).pdf.◙

 

 

 


 

 


 

Tòa Thánh, ngày 16 tháng 02 năm Ất Hợi (20-03-1935)

CHƯỞNG ÐẠO NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN
ou VICTOR HUGO

Cười.... Khi nãy có Thượng Phẩm và Qu. Giáo Tông nơi đây, song hai vị mới hộ tiếng Nữ phái.... Cười.... Quí hóa dữ ha! Thưa Hộ Pháp, Bần Ðạo để lời chia vui cùng Ngài. Khi hôm qua nhờ có Thánh chỉ Chí Tôn, nên mới đặng rộng đường xuất Thánh.... Bần Ðạo có để lời trân trọng cầu thưởng cho học tu nên mới đặng cao phong phẩm giá.

Cười.... Phẩm trật rắc rối khó nói rõ, nhưng chia ba: Pháp, Ðạo, Thế. Thì theo sự hiểu biết của Bần Ðạo như vầy:

Sĩ Tải là Secrétaire archiviste.

Lên phẩm Truyền Trạng là Greffier.

Rồi lên phẩm Thừa Sử là Commissaire de la Justice.

Phẩm Giám Ðạo là Inspecteur.

Lên phẩm Cải Trạng là Avocat.

Lên phẩm Chưởng Ấn là Chancelier.

Lên phẩm ấy rồi tùy phái lên đại vị Hiệp Thiên Ðài, nhưng phải biết rằng: Chưởng Ấn phải lên đại vị Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn mà đắc phong phổ thông đặng một nước nào rồi mới vào chánh vị.

Lợi và mấy vị kia là Sĩ Tải của Hiệp Thiên Ðài mà thôi.

Thăng.

 


Trích từ ÐẠO SỬ Quyển II: Từ năm Ất Sửu (1925) đến năm Kỷ Tỵ (1929) bài 136.
Ðức Chưởng Ðạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn dạy về phẩm vị Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài.◙

 

 

 

Nguyên Tắc Cai Trị Của Ðạo


Ðã nói trên rằng nền Chánh Trị của Ðạo do hai Ðài Chưởng Quản: Hiệp Thiên Ðài và Cửu Trùng Ðài, một bên phận sự luật pháp, một bên phận sự hành pháp. Hai Ðài liên quan với nhau mật thiết như xác và hồn, xác không hồn thì không làm gì được, mà hồn không xác không chỗ dựa nương. Cho nên trong Pháp Chánh Truyền có nói: "Ðạo không Ðời không sức, Ðời không Ðạo không quyền", thì đây, Hiệp Thiên Ðài là hồn, tức là Ðạo, còn Cửu Trùng Ðài là xác, tức là Ðời, nếu Ðạo không Ðời tức là không có hình thể, không phương phổ hóa chơn truyền, còn Ðời không Ðạo, nghĩa là nếu không có khuôn viên, được tự do phóng túng, thì còn đâu quyền hành phân minh, đẳng cấp trật tự nữa. Cho nên Ðạo tạo quyền cho Ðời bằng sự công chánh, Ðời lập nên hình tướng cho Ðạo nhờ luật thương yêu.

Còn phương pháp cai trị, chiếu theo câu "Ý dân là ý Trời", biết rằng quyền Vạn Linh đối với quyền Chí Linh, nên lúc nào cũng lấy nhơn sanh làm trọng.


Trích từ CHÁNH TRỊ ÐẠO Soạn giả: Khai Pháp Trần Duy Nghĩa.◙

 

 

 


 

 

của Đức Hộ Pháp


 

Tại Đền Thánh đêm 22 tháng 5 năm Kỷ Sửu (1949) (*)

 

 

N

 

guyệt Tâm Chơn Nhơn là một Đấng Thiêng Liêng tại Quảng Hàn Cung. Khi tái kiếp Ngài sanh tại thành Besançon Pháp Quốc nhằm ngày 26-02-1802, Ngài từ trần tại Paris ngày 22-05-1885, hưởng thọ được 83 tuổi.

Từ buổi Đạo khai tại Tần Quốc, thì Ngài giáng cơ với danh hiệu là Chưởng Đạo Nguyệt Tâm, Chưởng Quyền Hội Thánh Ngoại Giáo, Ngài là một nhà thi sĩ trứ danh của nước Pháp trong thế kỷ thứ 19, lúc còn thiếu thời Ngài thường châu lưu ở nước Italie (Ý Đại Lợi), ở nước Espagne (Tây Ban Nha) kế trở về Paris. Khi lên 10 tuổi thì Ngài đã sẵn có tài thi văn đến lúc trưởng thành thì những văn từ thi phú Ngài làm đều là những tác phẩm lỗi lạc hoạt bát tình tứ cao thâm, nên trong trường đời Ngài đã nổi danh là thi bá, đứng đầu trong các bậc kỳ nhân trong thời buổi ấy. Lần hồi tên tuổi của Ngài đã nêu danh nơi Hàn Lâm Viện và Ngài trở nên một Đại Công Thần danh dự của Pháp Triều buổi ấy.

Đến sau cuộc cách mạng 1848 tại nước Pháp, Ngài đắc cử vào Hạ Nghị Viện lớn lao để bảo tồn nền chánh trị và luật pháp trong nước. Lúc Ngài lãnh trách nhiệm trọng yếu ấy, Ngài đã lắm phen trổ tài hùng biện và binh vực quyền lợi cho dân Pháp với những lẽ công chánh nhứt là sự tự do. Nước Pháp trong buổi ấy chưa yên, nên cách 3 năm sau ngày 2-12-1851 lại có cuộc nội biến. Ngài phải buộc lòng từ giã Paris ra ngoại quốc, mãi đến năm 1870 ngày 4-9 Ngài mới trở lại trường chánh trị. Lúc đó Ngài đặng 68 tuổi, từ ấy đến sau Ngài đã đem hết nhiệt tâm mà chuyên lo cần mẫn vì nước vì dân cho đến ngày qui vị.

Trong kiếp sanh của Ngài rất vinh diệu cho nước Pháp ngoài những chuyện sử thi văn kiệt tác đối với quê hương dân tộc Pháp, Ngài còn để dấu trong trường chánh trị một danh thể bất thủ. Vì vậy mà khi Ngài qui vị, đám táng Ngài rất long trọng, quan cữu và linh vị đặng hưởng đặc ân của nước Pháp để vào Công Thần Miếu (Panthéon).

Ấy vậy thật là một vĩ nhân và một Đại Công Thần nước Pháp đó vậy. Bần Đạo cũng nên cho toàn đạo hiểu rồi đừng lầm tưởng chúng ta ngày nay đương tôn sùng lễ bái kỷ niệm một vị vĩ nhân Công Thần của Pháp như trên đã nói đó là tôn sùng người Pháp.

Nghĩ vì Ngài cũng có công trình khai đạo từ sơ khai thọ mạng lịnh Đức Chí Tôn lãnh quyền Chưởng Đạo cầm đầu Hội Thánh Ngoại Giáo. Ngài thường giáng cơ giáo hóa và phong Thánh cho chư Chức Sắc Ngoại Giáo, huống chi chúng ta ngày nay cả thảy đều đặng hiểu biết tiền kiếp của Ngài trước kia tái kiếp nước Pháp thì Ngài đã có một kiếp sanh tại nước Việt Nam là Đức Nguyễn Du là một nhà thi sĩ, tác phẩm truyện Kim Vân Kiều mà ngày nay cả thế giới đều nhận bản tác phẩm ấy là vô giá, nhứt là chúng ta dân tộc Việt Nam càng vinh hạnh hơn hết.

 

Phụ ghi:
(*) Ngày dl. 22-05-1949 nhằm ngày (âl. 25-04-Kỷ Sửu).


Trích từ Lời Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp Q.3 bài 07: Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.◙

 

 


 

 

TRUYỆN KÝ TƯỢNG TAM THÁNH

 

 

TRUYỆN KÝ TƯỢNG TAM THÁNH

Cụ NGUYỄN BỈNH KHIÊM, nhà tiên tri danh tiếng lớn ở đời Mạc Lê, thi đậu Trạng nguyên, tước vị là Trình Quốc Công, tục gọi là Trạng Trình, giáng cơ tự xưng là Thanh Sơn Đạo Sĩ, tức là Sư Phó của Bạch Vân Động.

Cụ VICTOR HUGO, nhà thi gia trứ danh của Pháp quốc, giáng cơ tự xưng là Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động.

Cụ TÔN DẬT TIÊN, đại cách mạng gia nước Trung hoa, nhũ danh là Tôn Văn, giáng cơ tự xưng là Trung Sơn Chơn Nhơn, tức là đệ tử của Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Bạch Vân Động.

Ba vị Thánh nhơn trên đây là Thiên Sứ, đắc lịnh làm hướng đạo cho nhơn loại để thực hành Đệ Tam Thiên Nhơn Hòa Ước.


 

THE THREE SAINTS

Signatories of the 3rd Aliance between God and Mankind

From left to right:

SUN YAT SEN (1866-1925), leader of Chinese Revolution in 1911.

VITOR HUGO (1820-1885), France's famed poet full of compassion for the miserable, revealing himself under the name Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chân Nhân (Superintendent of Monasteries).

NGUYEN BINH KHIEM (1492-1587) or TRANG TRINH, Vietnamese first poet-laureate famous for his prophecies, revealing himself as the Master of a Heavenly Lodge named Bạch Vân Động (White Stanza). VITOR HUGO and SUN YAT SEN were among his disciples.

Being ENTRUSTED WITH THE MISSION OF REALIZING THE 3RD ALLIANCE BETWEEN GOD AND MANKIND (The first realized by Moses, the second by Jesus Christ) THESE SAINTS GIVE SPIRITUAL GUIDANCE AND ASSIST THE CAODAISTS IN SPREADING THE NEW HOLY DOCTRINE.

VICTOR HUGO IS THE SPIRITUAL CHIEF OF THE FOREIGN MISSIONS OF CAODAISM.

SUN YAT SEN is shown holding an inkstone (symbol of Chinese civilization allied to Christian civilization giving birth to Caodaist doctrine). VICTOR HUGO and TRẠNG TRÌNH are writing the words 'GOD and HUMANITY' (Caodaist cult) 'LOVE and JUSTICE' (law and rule of doctrine) the first in French, the second in Chinese characters.

 

 

   

Hán Việt

三 聖 現 像 傳 記

 

Tam Thánh hiện tượng truyện ký

阮 秉 謙

越 南 末 黎 著 名 先 知 家 万
状 元 程 國 公 降 乩 稱 為 青
山 道 士 即 白 雲 洞 先 生

 

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Việt Nam Mạc Lê trứ danh tiên tri gia mặc
trạng nguyên Trình Quốc Công giáng kê xưng vi Thanh Sơn Đạo Sĩ tức Bạch Vân Động tiên sanh.

Victor Hugo

大 法 著 名 詩 家 降 乩 稱 為
月 心 真 人 即 白 雲 洞 阮 秉
謙 先 生 之 弟 子

 

Victor Hugo

Đại Pháp trứ danh thi gia giáng kê xưng vi
Nguyệt Tâm Chân Nhân Bạch Vân Động Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên sanh chi đệ tử.

孫 逸 仙

中 華 大 革 命 家 降 乩 稱 為
中 山 真 人 即 白 雲 洞 阮 秉
謙 先 生 之 弟 子

 

Tôn Dật Tiên (Sun Yat-sen)

Trung Hoa đại cách mệnh gia giáng kê xưng vi
Trung Sơn Chân Nhân Bạch Vân Động Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên sanh chi đệ tử.

此 三 聖 人 得 令 為 天 下 宗 教 嚮 導
天 使 以 實 施 第 三 天 人 和 约 時 期

 

Thử Tam Thánh Nhơn đắc lệnh vi thiên hạ tôn giáo hướng đạo. Thiên sứ dĩ thật thi đệ tam thiên nhơn hòa ước thời kỳ.


 

NOTICE DE LA PRÉSENCE DE TROIS SAINTS:

1: NGUYỄN BỈNH KHIÊM ou l'agrégé Trình Quốc Công (reconnu comme grand prophète Việtnamien) Maître de la Loge Blanche (Bạch Vân Động).

2: VICTOR HUGO, grand poète français reconnu par sa propre révélation comme un des esprits de la Loge Blanche, sous le nom de Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (disciple de Nguyễn Bỉnh Khiêm).

3: SUN YAT SEN (Tôn Dật Tiên ou Tôn Sơn Chơn Nhơn) un des esprits de la Loge Blanche, disciple de Nguyễn Bỉnh Khiêm.

TROIS MISSIONNAIRES DIVINS ENVOYÉS COMME GUIDES SPIRITUELS DE L'HUMANITÉ POUR RÉALISER LA TROISIÈME ALLIANCE.


 

BERRICHT ÜBER DIE GEGENWART

DIE DREI HEILIGEN

Entstehung der 3. Bündnisses zwischen Gott und der Menschheit

Von links nach rechts:

SUN YAT SEN (1866-1925), Führer der Chinesischen Revolution.

VICTOR HUGO (1820-1885), Berühmter Französischer Dichter voll mitleid für die armen, offenbarte sich durch dem Spiritismus unter dem namen von Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chân Nhân (Wahrer Glaube macht den Menschen aufrichtig).

NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1492-1587) oder TRẠNG TRÌNH, Vietnamesischer außerordentlicher Professor und Dichter, berühmt durch seine Prophezeiungen sich als Meister von Bạch Vân Động (Weiße Himmlischen Loge). VICTOR HUGO und SUN YAT SEN zählter (zählen) zu den anhängern von TRẠNG TRÌNH.

Diese 3 heiligen deren mission es ist das 3 Bündnis zwischen Gott und der Menschheit zu realisieren (Die 1. realisiert durch Moise, Die 2. durch Jesus Chirst) Führen und unterstützen geistig die Caodaisten in der verbreitung der neuen heiligen doktrin.

Victor Hugo ist selbst der geistige Führer der fremden mission des Caodaimusses.

Das bild zeigt SUN YAT SEN ein schreibzeug haltend (Symbol der Chinesischen zivilisation verbündet mit der Christlichen zivilisation, entstehung der Caodaistische Doktrin).

VICTOR HUGO und TRẠNG TRÌNH schreiben die worte 'GOTT und die MENSCHHEIT' (Caodaistischer gottesverehrung) 'LIEBE und GERECHTIGKEIT' (Gesetz und prinzip der Caodaismen) der erste in Französischen, der zweite in Chinesisch.

 

 


 

 

Hội Thánh Ngoại Giáo

Kiếp sanh Đức Chưởng Đạo Victor Hugo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn

 

 

 

Pháp ngữ (France)

 

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ


3ème Amnistie de Dieu en Orient

 

AUX ADEPTES
du CAODAISTES ou BOUDDHISME RÉNOVÉ

 

Dans notre Temple à Phnom Penh, est dressé l'Autel de notre Chef Spirituel.

Notre Vénéré VICTOR HUGO Souverain pontife de la MISSION ÉTRANGÈRE. Le Saint Synode, en la personne de notre Vénéré HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, l'a baptisé CHƠN NHƠN (Boddhi) dès le premier jour de la propagation de la Nouvelle Doctrine au Cambodge, soit le 26 Juillet 1927, jour anniversaire de la venue de notre MAÎTRE DIVIN CAO ĐÀI pour nommer les premiers Dignitaires de la Mission.

Le Boddhi VICTOR HUGO est né à Besançon, le 26 Février 1802. Il est mort à Paris, le 22 Mai 1885 à l'âge de 83 ans.

C'est le plus illustre des poètes français du siècle. Il passa son enfance en Italie et en Espagne, puis à Paris, et dès l'âge de dix ans, il écrivit des vers qui firent prévoir son talent. Ses poésies le placèrent rapidement, par la grandeur des images, la richesse de la rime, la profondeur du sentiment, à la tête de la nouvelle école romantique.

Membre de l'Académie Française et Pair de France, il entra, après la Révolution de 1848 à la Constituante et à la Législative où il se montra l'éloquent défenseur de la liberté.

Il quitta Paris lors du coup d'État du 2 Décembre 1851 et n'y rentra que le 4 Septembre 1870; il siègea jusqu' à sa mort dans les Assemblées Délibérantes.

Le nombre et l'importance de ses œuvres, leur influence sur son époque et le rôle politique joué par VICTOR HUGO font de lui une des plus grandes personnalités du siècle.

Ses funérailles furent grandioses et ses restes ont été déposés au Panthéon.

Le 12 Septembre 1931, son fils réincarné FRANÇOIS, grâce aux révélations qui lui furent faites par son père spirituel le Boddhi VICTOR HUGO, avait pénétrer au tombeau même de celui-ci, dans la crypte du Panthéon et y avait déposé, en place d'honneur, une superbe couronne avec cette inscription:

"LES ANNAMITES CAODAISTES DE L'INDOCHINE
A LEUR MAÎTRE VÉNÉRÉ VICTOR HUGO"

***

CAODAISTES DE LA MISSION ÉTRANGÈRE

Soyez fiers de l'honneur qui vous incombe d'avoir été les premiers à posséder VICTOR HUGO comme Chef spirituel, (Souverain pontife) de la Mission.

Cet honneur, vous avez à le partager avec les autres pays de l'Union Indochinoise tout entière, avec la France, avec toute l'Humanité.

Mais que ce soit un souvenir impérissable pour vous et toujours transmis à vos fils, d'avoir compté le Boddhi VICTOR HUGO parmi vos protecteurs célestes.

Songez que toutes les Nations de l'Univers, respectueuse de la gloire divine, viendront, d'âge en âge, s'incliner devant l'autel que nous dressons en son honneur dans notre temple, le vrai dernier asile de son génie en ce monde.

Phnom Penh, le 8 Octobre 1934
LA MISSION ÉTRANGÈRE DU CAODAISTES


Nous PHẠM HỘ PHÁP,

Approuvons la rédaction de la vie du Boddhi VICTOR HUGO ou NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN, Souverain Pontife spirituel de la Mission Étrangère du Bouddisme Rénové ou Caodaisme, et ordonnons l'impression de cet écrit pour la distribution à tous nos fidèles.

SAIT SIEGE de TAY NINH, le 13 Avril 1935
Signé: PHẠM HỘ PHÁP

 

 


Việt ngữ (Vietnamese)

 

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ


HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO

 

Cùng chư vị Đạo Hữu lưỡng phái,

Tại Thánh Thất Kiêm Biên có lập bàn thờ và linh vị của Đấng CHƯỞNG QUẢN NỀN ĐẠO bên Hội Thánh Ngoại Giáo về phần thiêng liêng của chúng ta, ấy là Đức VICTOR HUGO hay là NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN vậy.

Đức HỘ PHÁP đã thay mặt cho cho toàn Hội Thánh mà nhìn nhận Ngài là một Đấng Thiêng Liêng về hàng CHƠN NHƠN (Boddhi) trong buổi ĐẠO sơ khai, lại nhầm ngày kỷ niệm ĐỨC CHÍ TÔN giáng cơ lần đầu nơi TẦN QUỐC mà phong THÁNH cho chức sắc HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO, ấy là ngày 26 Juillet 1927 (28 tháng 6 năm Đinh Mão).

Đức (CHƯỞNG ĐẠO) VICTOR HUGO NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN sanh tại thành Besançon (Pháp Quốc) ngày 26 Fevrier 1802. Ngài từ lộc tại thành Paris, ngày 22 Mai 1835, hưởng thọ đặng 83 tuổi.

Ấy là một nhà Thi Sĩ đại tài của nước Pháp trong thế kỷ thứ mười chín. Lúc còn thơ ấu thì Ngài có ở nước Ý Đại Lợi, nước Tây Ban Nha, kế trở về Paris. Đến 10 tuổi thì Ngài đã có biệt tài về thi văn.

Lúc lớn lên thì những thi ca từ phú của Ngài làm đều là văn chương hoạt bát, tình tứ cao thâm, nên trong trường huấn luyện văn chương Ngài đã nổi danh thi bá, đứng đầu các bậc kỳ nhân trong thời buổi ấy.

Lần hồi tên tuổi Ngài đã nêu nơi Hàn Lâm Viện, và Ngài đã trở nên một đại công thần danh dự của Pháp Triều, sau khi cuộc cách mạng năm 1848, Ngài đắc cử vào hai Nghị Viện lớn lao để bảo tồn chánh trị và luật pháp trong nước, trong lúc lãnh trách nhậm trọng yếu ấy, lắm phen Ngài đã trổ tài hùng biện mà binh vực những nét bất công, nhứt là sự tự do.

Nước Pháp trong buổi ấy chưa yên nên cách ba năm sau, đến ngày 2 Décember 1851 lại có cuộc nội biến. Ngài phải buộc lòng từ giã Paris, mãi đến năm 1870, ngày 4 Septembre (19 năm sau) Ngài mới trở lại trường chánh trị. Lúc đó Ngài đã đặng 63 tuổi. Từ ấy đến sau, Ngài trải hết nhiệt tâm mà lo lắng vì nước vì dân cho đến ngày qui vị.

Kiếp sanh của Ngài rất vinh diệu cho nước Pháp, ngoài những truyện sử thi văn kiệt tác. Đối với quê hương chủng tộc Ngài còn để trong trường chánh Trị một cái danh thể bất tiêu bất diệt, vì vậy mà đám táng của Ngài rất nên long trọng, quan tài lại đặng để vào CÔNG THẦN MIẾU. Thật là một bậc vĩ nhân và một đại công thần của nước Pháp vậy.

Ngày 12 Septembre 1931, con của Ngài là Frarçois HUGO (chính là Giáo Sư Thượng Vinh Thanh) nhờ Ngài giáng cơ nói rõ tiền kiếp, nên thừa dịp lúc sang Pháp có tìm đến CÔNG THẦN MIẾU, nhơn danh cho cả toàn Đạo, mà để trước linh cửu Ngài một tràng hoa, rất tốt đẹp đặng tỏ lòng kỉnh mến, và đề mấy hàng chữ như vầy:

"CẢ NGƯỜI ANNAM CÓ ĐẠO CAO ĐÀI NƠI ĐÔNG PHÁP
KÍNH HIẾN CHO ĐẤNG CHÍ LINH ĐÁNG YÊU ĐÁNG QUÍ LÀ ĐỨC VICTOR HUGO"

***

Hởi chư đạo hữu nam nữ HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO!

Chúng ta lấy làm hạnh phúc mà đặng một Đấng Thiêng Liêng cao siêu như Đức VICTOR HUGO dìu dẫn trên đường đạo đức.

Cái hạnh phúc ấy rồi đây sẽ tràn lan khắp cả trong Đông Pháp, khắp cả nước Pháp và khắp cả mặt địa cầu, bất câu dân tộc nào.

Chư đạo hữu nên ghi nhớ mà truyền tử lưu tôn rằng Đức VICTOR HUGO là Đấng đã đem đường dẫn nẻo mà chỉ lối thoát tục cho chúng ta.

Hãy tưởng tượng rằng một ngày kia, chẳng những riêng cho giống da vàng nơi miền Đông Á nầy mà thôi, mà khắp cả vạn quốc nhờ giọt từ bi của Đức CHÍ TÔN chan rưới, đều lần lượt khép nép trước bàn thờ của Đức CHƯỞNG ĐẠO VICTOR HUGO NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN mà vái lạy tỏ lòng kính vô tận vô biên.

VINH DIỆU THAY CHO ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ!
VINH DIỆU THAY CHO HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO!

Thánh Thất Kim Biên, ngày mùng một tháng chín năm Giáp Tuất
Phnom Penh, le 8 Octobre 1934
HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO


Bần Đạo là PHẠM HỘ PHÁP công nhận bài dịch văn của kiếp sanh ĐỨC CHƯỞNG ĐẠO VICTOR HUGO NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN làm Giáo Hoàng Thiêng Liêng HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO và cho lịnh ấn tống đặng truyền bá khắp cả tín đồ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Tòa Thánh Tây Ninh, ngày 17 tháng 3 năm Ất Hợi
Ký tên Phạm Hộ Pháp

 


HIỆU ĐÍNH CHỮ QUỐC NGỮ

1. Theo chánh tả hiện hành.
2. Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ do nhà sách Khai Trí xuất bản tháng 4 năm 1970.
3. Việt Nam Tự Điển – Hội Khai Trí Tiến Đức -1931.◙

 

 


Anh ngữ (English)

 

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ


God’s Third Amnesty in the East

 

To the followers
of Caodaism or Renewed Buddhism

 

The Altar for our Spiritual Head, our Venerated VICTOR HUGO, Sovereign Pontiff of the Overseas Mission, has been erected in our Temple in Phnom Penh. The Holy Synod, represented by our Venerable HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, had sanctified Him as a CHƠN NHƠN (Bodhi) since the first day of the propagation of the New Doctrine in Cambodia, on the 26th of July 1927, the anniversary date when our Divine Master CAO ĐÀI announced the first Dignitaries of the Mission.

The Bodhi VICTOR HUGO was born in Besançon, on the 26th of February 1802. He passed away in Paris, on the 22nd of May 1885 at the age of 83.

He was the most famous French poet of the century. He was growing up in Italy and in Spain, then in Paris. And since the age of ten, he wrote the verses that heralded his talent. His poems, with the greatness of the images, the richness of the rhythm, the depth of the feeling, quickly placed Him at the top of the new romantic school.

As a member of the French Academy and a Peer of France, after the Revolution in 1848, he entered into the Constituent and the Legislative National Assembly where he was known as an eloquent defender of freedom.

He left Paris due to the Coup d’Etat on the 2nd of December 1851 and would only return on the 4th of September 1870; he sat in the Deliberative Assembly until his death.

The number and the importance of his works, their influence upon his era and the political role played by VICTOR HUGO makes him one of the greatest personalities of the century. His funeral procession were great and his remains has been placed in the Panthéon.

On the 12 of September 1931, his reincarnate son François, thanks to the revelations made to him by the Bodhi VICTOR HUGO, had entered the vault of the Panthéon and, to honour HIM, placed a superb wreath on his grave with the following inscription:

"FROM THE VIETNAMESE CAODAISTS OF INDOCHINA
TO THEIR VENERABLE MASTER VICTOR HUGO"

***

CAODAISTS OF THE OVERSEAS MISSION,

Be proud of the honour that is bestowed upon you, to be the first to have VICTOR HUGO as your Mission Spiritual Chief (Sovereign Pontiff).

This honour, you have to share with other countries of the entire Indochinese Union, with France, with the entire Humanity.

But this should be an enduring memory for you and always transferrable to your children, to have counted the Bodhi VICTOR HUGO among your celestial protectors.

Think of all the nations of the universe, respectful of the divine glory, coming time after time to bow in front of the altar that we have erected in his honour in our temple, the last true sanctuary of his genius in this world.

Phnom Penh, the 8th of October 1934
The Caodaist Overseas Mission


We, PHẠM HỘ PHÁP,

Approve the redaction of the life of the Bodhi VICTOR HUGO or NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN, Spiritual Sovereign Pontiff of the Overseas Mission of the New Buddhism or Caodaism, and order the printing of this writing for the distribution to all our faithful.

HOLY-SEE of TAY-NINH, THE 13TH OF APRIL 1935
Signed: PHẠM HỘ PHÁP

 


Translated into English by Duc Nhan on 30 March 2023.◙

 

Tài liệu tham khảo: 19350413-HoiThanhNgoaiGiao(v2023).pdf

 

 


 

 

của Ngài Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài

BÀI THUYẾT ĐẠO

Nhân ngày vía Đức Hộ-Pháp
Mồng mười tháng tư năm Ất Tỵ (1965)

Kính thưa Hội Thánh
Kính thưa Chư Chức Sắc, Chức Việc và Đạo Hữu Nam, Nữ,

 

 

H

 

ôm nay là lễ Vía hằng niên của ĐỨC HỘ PHÁP, tôi xin nhơn dịp lược thuật Tiểu sử và xưng tụng công đức vô biên của ĐỨC NGÀI đối với Đạo.

Nhắc đến ĐỨC HỘ PHÁP tức là nhắc đến một đấng vĩ nhân của nước Việt Nam, một công thần khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, một Giáo Chủ có một không hai của thời đại.

Thật vậy, chẳng những trong Đạo, mà luôn cả ngoài Đời, ai ai cũng đều công nhận ĐỨC NGÀI đã sáng lập một sự nghiệp uy nghi và đồ sộ, một công trình kiến thiết phi thường về hai mặt tinh thần lẫn hình thức.

Nếu chẳng phải bàn tay xây dựng khéo léo và nếu chẳng nhờ tinh thần mẫn huệ và kiên quyết của ĐỨC NGÀI thì chưa ắt ngày nay có được một nền Đại Đạo như vầy trong đất nước của chúng ta.

Nói đến Tiểu sử của ĐỨC NGÀI, hẳn phần đông trong Đạo đã hiểu rõ vì tiểu sử ấy đã được xuất bản và được nhiều Chức Sắc Đại Thiên Phong thường nhắc nhở đến rồi.

Đây tôi chỉ xin nhắc lại những sở kiến tương đồng và những đặc điểm tương đắc cùng đa số các bạn đồng chí của ĐỨC NGÀI buổi ấy rồi, do đó mới đi lần đến đoạn đầu mở Đạo.

Dưới thời Pháp thuộc, nhiều nhà chí sĩ vì thương dân yêu nước như ĐỨC NGÀI, đã có ý định làm cách mạng để giải ách nô lệ cho dân tộc. Mặc dù sở hành có khác nhau đôi chút, nhưng kỳ trung cũng đều nhắm vào một mục đích là cứu dân cứu nước.

Nhiều cuộc cách mạng nổi dậy tưng bừng: trước hết là phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Xuất Dương Du Học, chống thuộc địa v.v...

Tuy không được thành công mỹ mãn, nhưng các cuộc cách mạng đã có tiếng dội sâu xa làm phấn khởi lòng dân chẳng ít.

Ngoài cuộc cách mạng bằng hình thức, lại còn có các cuộc cách mạng tinh thần, chẳng hạn như sách vở, báo chí, Tôn giáo v.v... Nhờ đó mà đến khi đệ nhị Thế Chiến nổ bùng, nước Việt Nam ta mới thừa cơ đứng lên giành Độc Lập. Tuy chưa được hoàn toàn nhưng cũng hưởng được phần nào quyền tự chủ: được tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do hội hiệp, tự do ngôn luận v.v... Tuy nhiên! Các quyền tự do ấy nếu không có gì làm căn bản để chế ngự thất tình lục dục thì nó cũng có thể mất được vì lòng dục vọng và tánh ích kỷ của con người không thể lường được. Nó hay sanh biến bất thường.

Vậy thì phải lấy gì làm căn bản?

ĐỨC HỘ PHÁP đã trả lời câu hỏi này bằng cách sáng lập một nền Đạo trong nước với sự đồng tâm cộng tác của các đồng chí và của toàn thể con cái ĐỨC CHÍ TÔN. Chỉ có Đạo Đức mới làm được căn bản cho tất cả mọi việc mà thôi. Vì vậy, ĐỨC NGÀI và các bạn đồng chí mới hiệp nhau thành nhóm, trước ít, sau nhiều và do các cuộc xây bàn lúc đầu rất khó khăn cực nhọc. Nhưng các bạn ấy cũng không nản lòng thối chí, đêm nào cũng chịu khó hiệp nhau thức suốt đêm cầu hỏi các Chơn Linh để hiểu rõ các điều huyền bí. Nhờ xây bàn sau mới biết dùng cơ bút để phổ độ chúng sanh. Sở dĩ tôi phải nhắc lại đoạn này là vì muốn cho ai nấy đều thấy rõ ý chí kiên quyết của ĐỨC NGÀI, hể làm việc gì thì nhứt quyết làm cho kỳ được, nên khi ĐỨC NGÀI bắt tay vào việc trước xây bàn sau chấp cơ, Ngài để hết nghị lực nào đó, dẫu phải kéo dài thời gian đến bao lâu cũng không nệ.

Sau khi ĐỨC NGÀI cùng hai bạn đồng chí là Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh phăng được nguồn gốc mối Đạo, mới tung ra cho toàn thể quốc dân được biết để hưởng ứng mà lập thành Đại Đạo.

Kế đó nhờ cơ Phổ Độ của các đồng chí kể trên và của Thập Nhị Thời Quân mà trong một thời hạn không lâu số Thiện Tín nhập môn cầu đạo có đến hàng triệu.

Vậy là giai đoạn đầu lập Đạo của ĐỨC NGÀI đã có kết quả.

Tuy nhiên ĐỨC NGÀI cũng chưa lấy đó làm mãn nguyện vì chí cả của Ngài là phải làm thế nào cho toàn sanh chúng được chung hưởng hạnh phúc, chẳng những trong quốc nội mà còn ra quốc ngoại nữa, vì tôn chỉ của Đạo là độ tận chúng sanh không phân biệt màu da sắc tóc. Bởi cớ nên mới chủ trương qui Tam Giáo hiệp Ngũ Chi và sau này sẽ đi đến Đại Đồng Tôn Giáo.

ĐỨC NGÀI lập thành mối Đạo trong thời kỳ Pháp Thuộc không phải là một chuyện dễ. Bởi thế nên ĐỨC NGÀI bị thử thách đủ điều, nếu chẳng phải một Chơn Linh siêu việt thì không thể nào tránh khỏi thất vọng.

Tôi xin nhắc nơi đây mấy lời tặng của Ngài Thượng Sanh:

"Điều chúng ta nên lưu tâm là một bậc Đại Đức đã lấy hết chánh tâm và thành ý, trải bao khó nhọc vì chủ nghĩa thương Đời, mong thực hành phần nào Thiên Ý đặng cho nhơn sanh được nhuần gội ân huệ của Đấng Chí Tôn, mà cũng không tránh khỏi tai nạn bất thường, phải trải qua những cuộc thử thách kinh hồn khiến cho ai cũng phải châu mày ứa lệ".

... ... ... ... ... ... ... ...
Cơ thử thách quá nặng nề, dù cho ai lâm vào tình trạng đen tối như vậy thì tính cương quyết cũng phải tiêu ma chí anh hùng cũng ly tán. Nhưng nhờ nơi ĐỨC NGÀI có thể tiếp xúc với các Đấng thiêng liêng bằng sự chấp bút, nên xác thân dù bị đọa đày đau khổ mà tinh thần vẫn trụ vững, não cân vẫn quang minh, yên tâm để hết Đức tin nơi ĐẠI TỪ PHỤ.

xxx

Chúng ta rất hãnh diện được một đấng Giáo Chủ anh minh, một chí sĩ anh hùng đã lập thành mối Đạo, đã kiến tạo một đại nghiệp lưu lại đời đời cho nhơn sanh thừa hưởng.

Mặc dù không phải là một nhà kiến trúc sư, ĐỨC HỘ PHÁP đã chỉ vẽ và điều khiển công thợ xây dựng một Đền Thánh rất tân kỳ vĩ đại, chẳng những làm cho các kiến trúc sư trong nước khen ngợi, mà nhiều du khách ngoại quốc cũng trầm trồ khen phục.

Với một công trình kiến tạo lớn lao như thế, mà Đức ngài chỉ dùng những Đạo Hữu hiến công và những phương tiện tài chánh rất kém cỏi eo hẹp.

Nền móng Đền Thánh bắt đầu năm 1933 và đến năm 1936 mới khởi công xây cất.

Đến 1941 công cuộc kiến trúc vừa hoàn thành bên ngoài và chưa kịp trang hoàng thì ĐỨC NGÀI bị bắt lưu đày làm cho các việc đều ngưng trệ.

1946 ĐỨC NGÀI về nước, tiếp tục liền công việc kiến tạo Đền Thánh. 1947 mở cửa. 1954 mới hoàn tất và Lễ Khánh Thành được cử hành vào tháng Giêng năm Ất Mùi (1955).

Có người đến xưng tụng công đức Ngài, thì ĐỨC NGÀI khiêm tốn rằng chỉ làm theo lịnh dạy của ĐỨC CHÍ TÔN và ĐỨC LÝ ĐẠI TIÊN chớ chính mình Ngài chẳng có công chi hết.

Ngoài công nghiệp xây cất Đền Thánh cùng các Dinh Thự khác trong Đạo, ĐỨC NGÀI còn khai thác vùng Ngoại Ô Thánh Địa, cắt đất phân lô chia cho Đạo Hữu, mở nhiều con đường trong Châu Vi Thánh Địa và kiến tạo Long Hoa Thị, ĐỨC NGÀI nói: "Chợ này sẽ là vú sữa của bổn Đạo".

Ngài lo cho bổn đạo cũng như một ông cha lo cho các con cái. Bởi thế nên trong Đạo không còn một ai là người không tưởng niệm công ơn của ĐỨC NGÀI, vì ĐỨC NGÀI đã nghĩ đến tất cả mọi người từ lớn chí nhỏ.

Khi khai thác vùng đất Cực Lạc, Ngài đã dành một phần để cất Dưỡng Lão Đường, còn một phần nữa đạc thành 6 mẫu chia cho 12 vị Thời Quân Hiệp Thiên Đài mỗi vị lãnh nửa mẫu để có chỗ trú ngụ sau này.

Cái mối lo âu nhiều hơn hết của ĐỨC NGÀI là giềng mối của Đạo. Tuy rằng đã có luật pháp chơn truyền mặc dầu, nhưng sự lo ngại vẫn không khỏi ám ảnh vì chính ĐỨC NGÀI cũng phải bị nhiều phen thử thách gắt gao, nếu không phải là Chơn Linh Đại Bồ Tát ắt cũng thất Đạo mà chớ. Vì nỗi âu lo đó mà ĐỨC NGÀI đã bố trí đủ phương tiện cho Đạo khỏi bị những phần tử bất chánh khuấy rối. ĐỨC NGÀI đã tiên tri rằng sau khi Đức Ngài xuất ngoại rồi thì thất tình nổi dậy làm cho Đạo phải một phen bối rối. Lời tiên tri ấy quả có ứng nghiêm trong năm vừa qua và vẫn còn có thể ứng nghiệm nữa.

Để trấn tỉnh nhơn tâm ĐỨC NGÀI đã để lời khuyên nhủ toàn Đạo phải lo bảo thủ chơn truyền và giữ gìn chủ quyền của Đạo cho được trường tồn, vì chủ quyền của Đạo còn thì Đạo còn, nếu chủ quyền mất thì Đạo cũng mất, mà một khi Đạo mất thì tất cả chúng ta còn được không? Hẳn là không. Cũng vì lo cho tương lai của nền Đạo nên trong bước lưu vong ĐỨC NGÀI thường nhắc tất cả phải để hết lòng ủng hộ Hội Thánh trong lúc Ngài Thượng Sanh cầm quyền.

Thưa Chư Thánh và Chư Đạo Hữu nam nữ!

Chúng ta đã hội hiệp nhau trong cửa Đạo thành một khối tinh thần càng ngày càng thêm mạnh mẽ dồi dào. Khối tinh thần ấy nếu muốn gìn giữ được lâu dài thì phải nhờ một quyền Thiêng Liêng chi phối và cho một quyền hữu hình điều độ để giữ vẹn lấy nó. Quyền Thiêng Liêng tức là Quyền CHÍ TÔN còn quyền hữu hình là Thánh Thể CHÍ TÔN tại thế tức là HỘI THÁNH vậy. Hội Thánh có nhiệm vụ bảo thủ luật pháp chơn truyền nghĩa là phải bảo tồn chủ quyền Đạo, vì nếu chủ quyền nầy còn, như tôi vừa nói trên thì Đạo còn, hễ chủ quyền này mất thì Đạo cũng mất.

Ấy vậy, toàn Đạo cần ủng hộ Hội Thánh làm tròn nhiệm vụ tức là giữ vẹn chủ quyền của Đạo vậy.

Tuy nhiên, sự hành quyền của Đạo có khác hơn Đời, là thay vì áp dụng quyền lực để nghiêm trị, Đạo chỉ lấy sự thương yêu và đạo đức làm căn bản, dùng công bình bác ái để thâu phục nhơn tâm. Hội Thánh cầm luật nghiêm minh thì chủ quyền của Đạo tự nhiên được tôn trọng.

Chúng ta đã đi đến giai đoạn bảo tồn những gì của ĐỨC HỘ PHÁP đã tạo lập ra, vì nếu có người tạo ra sự nghiệp thì phải có người bảo thủ lấy nó cho được chu đáo, ấy là chúng ta đền đáp trong muôn một công đức vô biên của ĐỨC NGÀI đối với Đạo.

Tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban điển lành cho toàn Đạo và toàn sanh chúng.

Mồng mười tháng tư năm Ất Tỵ (10/05/1965)

HIẾN PHÁP

 


Huấn Từ của Ngài Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài, bài 04 trang 18-22.
Bản in ronéo 1970 do Phan Thanh Liêm và Huỳnh Văn Chợ thực hiện.◙

 

 

 

Đôi Liễn Báo Quốc Từ


  C.1:

Bảo thủ cơ đồ anh hùng dương khí phách,

保 守 基 圖 英 雄 揚 氣 魄

  C.2:

Hộ trì quốc vận chí sĩ hiển oai linh.

護 持 國 運 志 士 顯 威 靈

Ðôi liễn nầy do Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Ðức đặt ra, được đắp chữ nổi vào hai trụ cổng của Báo Quốc Từ.

GIẢI THÍCH:

Bảo thủ: gìn giữ cho khỏi mất. Cơ đồ: sự nghiệp lớn. Anh hùng: người lập nên công nghiệp phi thường. Dương: nêu cao. Khí phách: sức mạnh tinh thần của con người.

C.1: Bảo thủ cơ đồ, người anh hùng nêu cao khí phách.

Hộ trì: che chở và gìn giữ. Quốc vận: thời vận của quốc gia. Chí sĩ: người trí thức có chí khí, quyết tâm đấu tranh cho chánh nghĩa. Hiển: hiện ra. Oai linh: oai quyền thiêng liêng làm mọi người kính sợ.

C.2: Hộ trì vận nước, người chí sĩ hiển lộ oai quyền thiêng liêng.


Trích từ CÁC ÐÔI LIỄN Nhóm sưu tầm và giải thích: Huỳnh Văn Sinh, Chánh Trị Sự Bùi Thanh Xuân, Luật Sự Nguyễn Văn Thăng, Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng.◙

 

 

 


 

 

của Ngài Hiến Đạo Hiệp Thiên Đài

 

BUỔI TIỆC ĐÃI CHỨC SẮC PHƯỚC THIỆN

đầu năm Nhâm Tý (dl.29/2/1972)
tại hậu điện Báo Ân Từ.

 

Kính thưa Hội Thánh ……………………………..

Thưa quí vị …………………………………………

 

 

T

 

rong quí vị có những người từ một phương trời xa xôi, không ngại núi e sông, đổ đường về chầu lễ vía Đức Chí Tôn, đoàn tụ cùng anh chị em nơi Thánh Địa, trong tình thương cốt nhục đồng bào. Ấy là một dịp may được gần gũi nhau, trao đổi tâm tình, thăm hỏi ấm lạnh, tường trình bước tiến của Đạo ở các địa phương, và học hỏi những gì còn đương thắc mắc.

Gặp nhầm tiết xuân, khốn nỗi! Xứ mình ở vào vùng nhiệt đới, không có "cỏ non xanh tận chơn trời" mà có những đồng khô cỏ cháy, nắng bốc như lửa. Mặc dầu cảnh xuân không sáng lạng, màu xuân không tươi thắm, lòng người rạo rực, phấn khởi, đầy nhựa sống, tiến bước trên đường sinh hoạt, ăn nhịp với thời xuân. Mỗi một độ xuân về là người thêm một tuổi. Xét quá trình, rút kinh nghiệm, người năm nay phải mới hơn người năm qua. Những vết nhơ nguyện rửa sạch, những hủ bại nguyện bài trừ, những thù vơ nguyện từ bỏ. Đạo lý nguyện học, công phu nguyện thành. Vừa học, vừa trau dồi tâm tính, tự sửa mình nên người có tư cách. Đó là phương châm để làm người mới.

Trong tình anh em đồng đạo, phải tránh sao cho khỏi sự xích mích lẫn nhau, làm mất niềm hoà ái. Quí vị nên nhớ lại Thánh giáo Đức Chí Tôn:

"Chẳng quản đồng tông mới một nhà,
Cùng nhau một đạo tức một cha
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,
Dạy lẫn nhau cho đặng chữ hoà."

Đó là lời Chí Tôn dạy anh em chúng ta phải hoà nhã cùng nhau và nhân nhượng lẫn nhau để cùng chung sống trong gia đình Đại Đạo.

Tôi thường nghe ở địa phương, có nhiều trường hợp giữa Hành Chánh và Phước Thiện xung đột nhau vì một sự cỏn con. Điều ấy không nên có trong cửa Đạo. Tất cả đều là anh em. Thử hỏi trong một gia đình, mà con cái không thuận hoà, hay đố kỵ nhau, ông cha có đau lòng xót dạ chăng? Tìm đâu cho có hạnh phúc gia đình?

Người đồng đạo không thương nhau lại ghét lẫn nhau, là điều khả ố, trái với Thánh ý, có hại cho Đạo.

Quí vị nên xét kỹ mà sửa đương hành động của mình, dẹp nỗi bất hoà, kết giải đồng tâm. Nhờ ơn trên ban sáng suốt cho quí vị bỏ những chuyện nhỏ nhen ganh tị, thù hiềm để cùng nhau vung trồng cội đức. Tôi ước ao từ rày ít được nghe những chuyện lôi thôi giữa người đạo với người đạo.

Những đức tính mà người có nhiệm vụ lấy đạo dìu đời, trước nhứt là hạnh khiêm nhượng. Đây, Thánh giáo Chí Tôn "Hạnh Khiêm nhượng là hạnh quả của mỗi đứa con, phải noi theo gương Thầy mà độ rỗi thiên hạ. Các con phải khiêm nhượng sao cho bằng Thầy".

Kế đó là lòng nhân ái. Thương người khác thể thương thân. Có thương người mới có thể ra sức giúp người. Thấy người nghèo đói hoặc lâm cơn hoạn nạn, nên tưởng như mình gặp cảnh ngộ đó, mới xúc động tấm lòng trắc ẩn, ra tay tế độ. Cũng là một phương đem người vào cửa Đạo.

Về đường xử thế, nên biết hễ khi dễ người, thì mang hoạ, có hại cho mình, còn bao dung người là đem điều lành, điều may cho mình, là phước đó vậy. Khi dễ người, làm cho người oán ghét mình, gieo ác cảm vào tâm hồn họ, cái hậu quả tai hại đương chờ mình.

Hay bao dung người, là thuận lẽ phải, làm cho người cảm mến mình, dễ cho mình dìu dắt họ theo đường đạo lý, đó là gây nên cái thiện cảm, tức là vun trồng cội phước.

Thưa quí vị,

Bữa tiệc hôm nay, Hội Thánh khoản đãi là bữa tiệc đoàn tụ anh em muôn dậm một nhà và cũng là bữa tiệc chia tay đôi ngã, kẻ ở người đi. Là vì nếu tôi không lầm, thì ngày mai đây, trên đường thiên lý có những vị trở gót quay về chốn cũ, tiếp tục lo tròn sứ mạng của Hội Thánh giao phó cho.

Tôi hoan hỷ cầu chúc quí vị sức khoẻ dồi dào, đầy đủ phương tiện lập công bồi đức, ngày ngày tăng tiến đạo hạnh. Tôi thành tâm cầu nguyện Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng liêng gia ân hộ trì quí vị trong nhiệm vụ ngày mai.

Nay kính,

HIẾN ĐẠO

 

Ghi chú: Dl. 29/2/1972 (Âl. 15-01-Nhâm Tý).

 


Trích từ TIẾNG GỌI của Ngài Hiến Đạo Hiệp Thiên Đài, trang 45-47.
Bản in ronéo 1973 do Chức Sắc và Nhân Viên văn phòng Hiến Đạo thực hiện.◙

 

 

 

Bát Nhã xin con trở mái chèo,
Thìn lòng thương lấy chúng sanh eo.
Trăm năm chưa hẳn nên hiền đức,
Tấn nẻo chông gai khá lựa dèo.

Lựa dèo, lựa thế độ nhơn sanh,
Khó dễ Thầy cho hiểu ngọn ngành.
Ám muội thì nhiều mưu trí ít,
Ðường Tiên chẳng bước, đọa thì đành.

 


Thi Văn Dạy Đạo - Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1.◙

 

 

 


 

 

của ÐỨC THƯỢNG SANH CAO HOÀI SANG

 

HUẤN DỤ
Ðọc tại giảng đường trong bữa tiệc đãi vị TÂN ÐẦU SƯ
và TOÀN THỂ CHỨC SẮC CHỨC VIỆC ngày 24-1-Quý Mão (dl. 17/02/1963)

 

Kính thưa Hội Thánh Lưỡng Ðài Hiệp Thiên và Cửu Trùng,

Kính thưa Ngài Quyền Ðầu Sư, Chư Chức sắc Chức việc và Ðạo hữu Nam Nữ,

 

B

 

uổi lễ lập thệ của Ngài Quyền Ðầu Sư và lễ ban quyền cho người đã cử hành xong tại Ðền Thánh. Từ đây Cửu Trùng Đài đã có vị cầm đầu, nắm quyền điều khiển dìu dắt Chức sắc và Môn đệ của Ðức CHÍ TÔN trên đường Thánh đức.

Hội Thánh Hiệp Thiên Đài đã thực hành phận sự đúng theo thiên ý của Ðức CHÍ TÔN là lập vị cho Chức sắc Cửu Trùng Đài thăng đến phẩm vị tối cao, tức là góp phần tạo lập con đường cho mỗi môn đệ Ðức CHÍ TÔN đi từ cõi phàm tục đến cõi Thiêng liêng, đạt đến ngôi xưa phẩm cũ của mình nơi cảnh vô vi hằng sống.

Kính thưa Hiền huynh Qu. Ðầu sư, Hiền huynh đã được uy tín của Chức sắc Hội Thánh, lại được lòng tin cậy của Ðức LÝ ÐẠI TIÊN NHỨT TRẤN OAI NGHIÊM, thì cái thanh danh về mặt Ðạo của hiền huynh càng thêm chói rạng. Trong cửa ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ, Hiền huynh đã gội nhuần một ân huệ đặc biệt, một sự ban thưởng xứng đáng sau 37 năm tận tụy với chức vụ, một lòng vì Ðạo, vì nhơn sanh.

Thay mặt Hội Thánh Hiệp Thiên Đài tôi xin để lời mừng cho Hiền huynh, và nhơn dịp nầy tôi xin nhắc lại lời dạy của Ðức LÝ ÐẠI TIÊN đêm 29/10/1926, tức là năm Bính Dần về sự thưởng phạt như sau đây:

"Mở một mối Ðạo chẳng phải là thường tình, mà sanh nhằm đời đặng gặp mối Ðạo, cũng chẳng phải dễ. Muốn lập thành tức phải có điều nghiêm chánh thưởng phạt.Có thưởng mới dục lòng kẻ có công, có phạt mới răn được lòng tà vạy.

Thưởng phạt tuy chẳng phải hữu hình nhưng là một sự mầng vui chưa có bậc cao thượng nào ở thế ví bằng, và một sự buồn bã nào sánh đặng. Dầu có ăn năn hối hận mấy kiếp ngày giờ cũng đã qua rồi, ngôi Cực lạc vẫn có người choán hết."

Ðức LÝ ÐẠI TIÊN đã nhắc nhở về sự thưởng phạt, một sự thưởng phạt Thiêng liêng, không thể sánh với sự thưởng phạt nơi cõi phàm tục được.

Hiền huynh đã phí công lao, đã dụng đức tính, đạo hạnh và tình thương yêu mà đổi lấy phẩm vị Thiêng liêng. Hiền huynh đã nhận thức lẽ mầu nhiệm của cơ thưởng phạt và đã nêu gương sáng cho người trong cửa Ðạo. Cái giá trị của người được ban thưởng tức là Hiền huynh đã được nâng cao chính là ở chỗ: Phụng sự mà không chút chi vị lợi, cứ lập công mà không cầu cạnh, cũng không có ý tranh giành và không ước mong điều thăng thưởng. Nhưng sự công bình của Ðức CHÍ TÔN là tuyệt đối.

Thiên ý đã xoay chuyển, đã sắp đặt cơ hội, đã tạo thành dịp tốt và rốt cuộc sự ban thưởng đã đến bất ngờ, dầu muốn dầu không cũng phải đành chịu nhận lãnh.

Giờ đây đã đến lúc thi hành sứ mạng Hiền huynh đã nhiều kinh nghiệm trên đường hành Ðạo, tôi tin nơi chí cương trực và tinh thần xây dựng của Hiền huynh và cầu chúc cho Hiền huynh được thành công trong nhiệm vụ mới với sự ủng hộ triệt để của toàn thể Chức sắc và Chức việc.

Kính thưa Chư Chức sắc, Chức việc Cửu Trùng Đài và Phước Thiện Nam Nữ,

Sự hội hiệp trong đại gia đình của chúng ta lúc đầu năm Quí Mão đã biểu thị tinh thần đoàn kết và tình tương thân tương ái của chúng ta trong cửa Ðạo.

Rồi đây, sau bữa tiệc thân mật hôm nay mỗi vị sẽ bắt tay vào việc, người thì ở lại trung ương, kẻ phải lên đường trở về nơi chốn xa xôi để tiếp tục thi hành phận sự đối với Ðạo đối với nhơn sanh. Cái sứ mạng của mỗi người trong chúng ta, dù chức vụ lớn hay nhỏ, đều phải khó khăn nặng nhọc. Ðiều chúng ta nên lưu tâm là cái phận sự ấy hướng về hạnh phúc của nhơn sanh và sự xây dựng đại nghiệp của Ðức CHÍ TÔN tại thế nầy, nên dầu cho khó nhọc bao nhiêu cũng phải gắng công đi đến một kết quả tốt đẹp để khỏi phụ lòng tin cậy của Hội Thánh và giữ trọn trung hiếu với Ðức CHÍ TÔN Ðại Từ Phụ.

Tôi thành tâm cầu nguyện Ðức CHÍ TÔN và PHẬT MẪU ban ơn lành cho mỗi Chức sắc nơi Trung ương cũng như ở Ðịa phương được tinh thần sáng suốt, sức khỏe dồi dào để thực hiện tôn chỉ của Ðại Ðạo và ngày đầu Xuân năm tới chúng ta sẽ gặp lại nhau đông đủ không thiếu sót một ai.

Trước khi dứt lời, riêng về Chức sắc Chức việc Nam Nữ ở Ðịa phương, tôi cầu chúc mỗi vị thượng lộ bình an, trong năm tất cả công việc Ðạo đều được tiến triển khả quan dưới sự che chở của Ðức CHÍ TÔN Ðại Từ Phụ./.

THƯỢNG SANH

 


Trích từ Tiểu Sử và Lời Thuyết Đạo của Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang.
Huấn Dụ - Bửa tiệc đãi vị Tân Đầu Sư và toàn thể Chức Sắc Chức Việc ngày 24-1-Quý Mão (17/2/1963).◙

 

 

 


 

 


Lời Minh Thệ của Chức Sắc Thiên Phong
trước khi cầm quyền Đạo

 

 

Văn Phòng

TRÍCH LỤC PHÁP CHÁNH TRUYỀN

Hộ Pháp Đường

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

--ooo--


Số: 5/A

 

 

Lời Thánh Giáo ngày 13 tháng 3 Bính Dần, nhằm ngày 23 Avril 1926.

Tất cả Chức Sắc Thiên Phong trước khi cầm quyền Đạo phải có Minh Thệ như sau nầy:

Trước bàn Ngũ Lôi, ngay bùa KIM QUANG TIÊN.

"Tôi là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .; thọ Thiên Ân tự là . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
thề HOÀNG THIÊN, HẬU THỔ, trước BỬU PHÁP NGŨ LÔI rằng làm tròn THIÊN ĐẠO mà dìu dắt cả mấy em chúng con là Môn Đệ của Đức CAO ĐÀI NGỌC ĐẾ; nhứt nhứt do lịnh THẦY phân định, chẳng dám chuyên quyền mà lập thành TẢ ĐẠO; như ngày sau hữu tội thì thề có NGŨ LÔI tru diệt."

Ðến bàn VI HỘ PHÁP cũng quì xuống, vái y như vậy, điều câu sau thì như vầy:

"Như ngày sau phạm THIÊN ĐIỀU, thề có HỘ PHÁP đọa TAM ĐỒ bất năng thoát tục."

TÒA THÁNH, ngày 28 tháng 10 Canh Dần
(7 Décember 1950)
HỘ PHÁP
(Ấn ký)

 

Gởi cho:

 

• Cửu Trùng Đài Nam Phái,
• Cửu Trùng Đài Nữ phái,
• Phước Thiện Nam Phái,
• Phước Thiện Nữ phái,
• Hội Thánh Ngoại Giáo,
• Phổ Tế,
• Bộ Pháp Chánh,
• Hiệp Thiên Đài.

 


Sao y bản chánh
Thánh Thất N.S.W. (Australia), ngày 01-03 Quý Mão (dl.20-04-2023)
Hiền Tài Nguyễn Thành Nghiệp

HIỆU ĐÍNH  theo chánh tả hiện hành: Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức, Lê Ngọc Trụ do nhà sách Khai Trí xuất bản tháng 4 năm 1970.◙

 

Bản in PDF: 19501207-LoiMinhThecuaChucSac_text(v2023).pdf

 

 


 

 

Bài tường thuật của Luật Sự Võ Quang Tâm (Tốc ký viên)
buổi lễ đặt bức họa Tam Thánh Ký Hòa Ước vào vị trí tại Tòa Thánh
và Đức Phạm Hộ Pháp trấn thần Tam Thánh.


 

 

Buổi lễ rước tượng Tam Thánh Ký Hòa Ước khởi hành vào lúc 8 giờ sáng ngày 10-7-Mậu Tý (dl. 14-8-1948).

Hiện diện: Chư Chức sắc Hiệp Thiên Ðài, Cửu Trùng Ðài, Phước Thiện, Chức việc, Đạo hữu nam nữ, chư vị Thượng Hạ sĩ quan tham dự.

Đúng giờ, Lễ viện và Dàn Nhạc đến Hộ Pháp Đường rước Đức Hộ Pháp qua Văn phòng Quốc Sự Vụ, vì nơi đây là nơi khởi đầu cuộc rước tượng ảnh.

Lộ trình, trước hết hai hàng đồng nhi nam nữ, kế Bảo thể cầm đồ lỗ bộ đi hai bên Dàn nhạc, có 4 Lễ sĩ mặc áo phái Ngọc (áo tràng đỏ), 2 vị cầm lọng, 2 vị cầm tàn, hầu hai bên bàn đưa tượng ảnh, có 4 Lễ Sanh thuộc Hội Thánh Ngoại Giáo khiêng đi. Bức tượng Tam Thánh nầy do vị Hiền Tài Lê Minh Tòng vâng lịnh Đức Hộ Pháp truyền họa, khuôn khổ: 2,80 mét x 1,90 mét. Hình tượng lớn bằng người thường. Đức Thanh Sơn cầm bút lông mèo, Đức Nguyệt Tâm cầm bút lông ngỗng và Đức Tôn Sơn cầm nghiên mực.

Hai Đấng đang viết trên bia đá những chữ:

Hán văn:

天上天下 - 博愛公平 (THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ - BÁC ÁI CÔNG BÌNH).

Pháp văn:

DIEU et HUMANITÉ - AMOUR et JUSTICE.

Đi tiếp bàn đưa có Đức Hộ Pháp mặc tiểu phục vàng, đội Tam Quang Mạo, kế đó là Ngài Bảo Thế, Khai Đạo mặc tiểu phục trắng, đội Tam Quang Mạo, kế là Chức sắc Hiệp Thiên Ðài, Cửu Trùng Ðài, Phước Thiện, Chức việc, Sĩ Quan, Đạo hữu và 200 học sinh Đạo Đức Học Đường đi sau rốt.

Đến Đền Thánh, đi vào cửa hông phía Đông lang, tiến lên Cung Đạo, day mặt tượng ảnh vào Bát Quái Đài, Bảo thể cầm đồ lỗ bộ đứng hầu hai bên.

Trước hết, Đức Hộ Pháp xông tay vào lư hương và áp vào mặt ba lần, rồi Ngài bước xuống cầm lư hương xông tượng ba ảnh để khử trược. Xong rồi, Đức Hộ Pháp lấy nước Âm Dương hòa lại, rải lên tượng ảnh ba cái, bắt đầu từ Đức Thanh Sơn, đến Đức Nguyệt Tâm, rồi đến Đức Tôn Trung Sơn.

Rồi lấy chín cây nhang trấn thần Tam Thánh, Đức Thanh Sơn trước, Đức Nguyệt Tâm kế đó, và sau rốt là Đức Tôn Trung Sơn.

Đồng nhi đứng trên lầu Hiệp Thiên Ðài đọc kinh Xưng Tụng Công Đức. Khi dứt kinh, Đức Hộ Pháp giải rằng:

"Trấn thần ba vị Thánh rất khó, vì phải kêu chơn linh của họ đến nhập vào tượng ảnh, mà muốn chơn linh họ đến, phải thấu đáo cả căn kiếp của họ mới đặng. Còn 9 cây nhang dùng để trấn thần là 9 cái thang bắc lên Cửu Trùng Thiên cho các chơn linh nương theo đó. Chẳng biết họ ở từng Trời thứ mấy, mình cứ đưa lên đủ, họ gặp họ tới ngay, quan hệ là trước khi trấn thần, phải xem lại coi có tắt cây nhang nào không. Thảng như họ ở từng thứ 7 mà cây nhang thứ 6 rủi tắt đi thành ra bị cách khoảng, họ không thể tới được.

Bây giờ chúng ta chỉ thông công với các Đấng trong Cửu Thiên Khai Hóa, rồi đây cũng có ngày Bần đạo kêu lên Đức Di-Lạc ở từng thứ 11 chưa biết chừng, khi ấy phải dùng đến 11 cây nhang, chớ không phải 9 cây nữa."

Khi Đức Hộ Pháp trấn thần tượng ảnh Tam Thánh xong, cả nhơn viên tùng sự lui theo cửa hông trở ra, vòng ra cửa trước, đi vào Hiệp Thiên Ðài, thỉnh Thánh tượng đặt lên vách tường, ngó mặt ra trước cửa Đền Thánh.

Đức Hộ Pháp giải thích:

"Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ, Đức Tôn Trung Sơn, là đại diện của Hội Thánh Ngoại Giáo. Các Ngài là những Thiên mạng truyền giáo ngoại quốc (Missionnaires étrangers), cho nên tượng ảnh ở Hiệp Thiên Ðài, day mặt ra ngoài cho thiên hạ đều thấy mà hưởng ứng theo tiếng gọi thiêng liêng của các Ngài.

Cả ba vị Thánh đều mặc cổ phục. Cái nghiên mực trên tay Đức Tôn Trung Sơn có hào quang chiếu diệu, tượng trưng sự rực rỡ của nền văn minh tối cổ Trung hoa.

Cái khuôn xi măng đúc trên vách Hiệp Thiên Ðài, từ ngày tạo tác Tổ Đình là để dành ngày nay đặt tượng ảnh Tam Thánh lên đó.

Trước kia, Bần đạo cũng không hiểu để làm gì, chỉ biết tạo theo lịnh của Đức Lý Giáo Tông.

Ngày nay do thời cuộc biến thiên, vị Hiền Tài Lê Minh Tòng ở hải đảo trở về đây, Đức Lý truyền lịnh vẽ tượng ảnh nầy, mới hiểu rằng: Đức Lý chờ người mà Ngài cần dùng đến.

Trước tượng ảnh không có bàn thờ chi hết vì chơn linh đã nhập vào đó như người sống vậy.

Kể từ ngày 10-7-Mậu Tý (dl 14-8-1948), tượng ảnh Tam Thánh đã đặt lên vách tường Hiệp Thiên Ðài là biểu hiệu cho chủ nghĩa Đại Đồng của Đạo Cao Đài, mở đầu một giai đoạn tiếp dẫn chúng sanh vạn quốc vào cửa Đại Đạo, mà cũng là ngày khởi đoan sự bành trướng ra ngoại quốc."

Cuộc lễ bế mạc lúc 9 giờ cùng ngày.

Tòa Thánh, ngày 10-7-Mậu Tý (dl 14-8-1948).
Luật Sự VÕ QUANG TÂM tường thuật.

 


Trích lược từ CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN.◙

 

 


 

 

Thân Thế và Sự Nghiệp

của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
(Victor Hugo)

 

 

Đ

 

ạo CAO ĐÀI được chánh thức khai sáng vào mùa Đông năm Bính Dần 1926 tại miền Nam VIỆT NAM. Với một nền tảng giáo lý cao thượng nhằm đưa toàn thể nhân loại từ bỏ những mối tranh chấp vì các sự kỳ thị, đặng tiến đến sự chung sống trong một thế giới đại đồng cộng yêu hòa ái, huynh đệ ruột thịt, và cùng hướng tinh thần về một cội gốc tín ngưỡng, Đạo CAO ĐÀI dầu không sao tránh khỏi những trở lực làm trệ ngại công cuộc hoằng dương quảng bá nguồn chánh giáo, song nhờ huyền diệu thiêng liêng hộ trì nên ngay vừa khi khai Đạo xong Đạo CAO ĐÀI đã có mặt sang nước Cam Bốt láng giềng. Tiếp đó HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO chuyên lo công việc mở cơ phổ độ nước ngoài được hình thành mà trung tâm lâm thời đặt tại Phnom Penh.

Vào Hạ ngươn năm Đinh Mão 1927 Đức PHẠM HỘ PHÁP đã đến Cam Bốt linh động tổ chức nhiều Đàn cơ, bổng có một Đấng Thiêng Liêng thường hay giáng lâm đàm đạo và giảng huấn nhiều việc trọng hệ. Người xưng danh là NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN và cho biết khi còn tại thế chính Người là đại Thi Văn Hào VICTOR HUGO của nước Pháp. Ngài nói rằng Ngài đã lãnh chiếu chỉ Ngọc Hư Cung đến đây để làm vị hướng đạo, Chưởng Giáo của nhơn loại trong thời kỳ Hạ ngươn, ký Đệ Tam THIÊN NHƠN HÒA ƯỚC. Vì thế, từ đó công cuộc truyền giáo ra hải ngoại được xây dựng dưới quyền hướng đạo của Đức NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN VICTOR HUGO.

Nhân ngày 22-5 Dương lịch là ngày kỷ niệm thứ 85, là ngày lìa bỏ xác phàm trở về Thiêng Liêng vị của nhà Đệ nhất Thi Văn Hào Pháp trong thế kỷ XIX. VICTOR HUGO nay đảm nhận một Thiên Chức trọng đại trong ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ, tưởng cũng nên ôn nhớ lại sơ lược thân thế và sự nghiệp của Ngài khi còn hiện tiền với 83 năm có mặt giữa cõi đời hồng trần cát bụi nầy.

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... … … … … … … … …

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... … … … … … … … …

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... … … … … … … … …

Ngày nay, Ngài đã trở về với cõi hư linh và nhận lảnh lịnh Đức CHÍ TÔN giao phó sứ mạng Chưởng Quản HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO trong ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ hoằng truyền chánh giáo của Đức ĐẠI TỪ PHỤ đến khắp Ngũ Châu. Sứ mạng thật là trọng đại thay! Mà cũng khó khăn lắm thay! Với sứ mạng đó lần giáng cơ tại Thánh Thất Kiêm Biên (Cam Bốt) ngày 14 tháng 2 năm Nhâm Thân (dl. 20-2-1932) Ngài bảo:

"Bần Ðạo khi đắc lịnh cầm Chưởng Ðạo lập Hội Thánh giáo đạo tha phương, thì tùng lòng bác ái của Đức CHÍ TÔN, mở rộng thế cho nhơn sanh dâng công đổi vị, Bần Ðạo chẳng kể là nguyên nhân, hóa nhân hay là quỉ nhân, ví biết lập công thì thành Ðạo. Bần Ðạo để cho mỗi người tự do định phận, lại tùy thế khó khăn mà gầy thành công quả; ấy vậy, nếu lấy phép công bình thì tự nhiên, nên thì thâu, hư thì bỏ. Bần Ðạo đã chán thấy kẻ bất lực rất nhiều. Vậy Bần Ðạo để lịnh cho mỗi vị Thiên phong xét mình khai tội cùng Giáo Tông và Hộ Pháp, rồi sau mới định rõ điều thưởng phạt".

Ngài thường giáng cơ dạy Đạo nhất là cho những Chức Sắc trong Hội Thánh Ngoại Giáo. Ngài cũng đã giáng ban cho nhiều bài Kinh về Thiên Đạo.

Với sự nghiệp lẫy lừng phủ ánh hào quang tên tuổi nhà đại Thi Văn Hào VICTOR HUGO đã bước lên ngôi danh vọng tột đỉnh và trở thành bất tử, không những chỉ đối với dân tộc Pháp mà - Nếu không có gì gọi là quá đáng - Còn với cả lịch sử, văn hóa nhân loại nữa.

Nay trong Đạo CAO ĐÀI Ngài lại đảm đương một sứ mạng hệ trọng nhằm khai lộ đưa đường thế giới chung hiệp về một mái nhà Đại Đồng. Sứ mạng đó được con cái Đức CHÍ TÔN đời đời ghi ơn vô lượng. Hình tượngTam Thánh đang ký Đệ Tam THIÊN NHƠN HÒA ƯỚC trong đó có Ngài, được trang trọng đặt trước Tổ Đình và nhiều Thánh Thất khắp nơi đã là một hình ảnh ăn sâu vào tấm lòng tưởng kính của toàn thể Tín Hữu Cao Đài. Đặc biệt Thánh danh Ngài được thờ tại nhà HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO.

Và ngày 22 tháng 5 Dương lịch, ngày từ trần của Ngài cách nay 85 năm, nay đã thành ngày Vía tưởng niệm công đức trong ĐẠO CAO ĐÀI đối với nhà đại Thi Văn Hào mà cũng là một bậc Chưởng Đạo NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN, thế danh VICTOR HUGO.

Thật kính thay!

 


Trích từ Thông Tin số 5 Phát hành ngày 25-04-Canh Tuất (dl. 29-05-1970)
Thân thế và sự nghiệp của Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (Victor Hugo).◙

 

 

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn có giáng cơ ban cho
Đạo Cao Đài 6 Bài Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo.


1. Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối.
2. Kinh Khi Đã Chết Rồi.
3. Kinh Tẫn Liệm.
4. Kinh Đưa Linh cữu.
5. Kinh Tắm Thánh.
6. Kinh Hôn Phối.

 


Trích từ Kinh Thiên Đạo và Thế Ðạo.◙

 

 

 


 

 

Kinh Xưng Tụng Công Đức

của Đức Thanh Sơn Chơn Nhơn
và Nguyệt Tâm Chơn Nhơn

 

 

T

 

rong Đạo Cao Đài, hằng năm đến ngày 22 tháng 5 dương lịch, tại Tòa Thánh và các Thánh Thất địa phương đều có thiết Tiểu đàn cúng Vía Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, có Chức sắc nhắc lại tiểu sử và những lời giáo huấn của Ngài khi Ngài đắc lịnh làm Chưởng Đạo cầm quyền Hội Thánh Ngoại Giáo.

 

Bài Thài hiến lễ Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn mỗi khi cúng tế về phần Thế Đạo.

 

NGUYỆT rạng đông thiên đã sáng soi,

TÂM linh chiếu thấu bốn phương trời.

CHƠN truyền cứu thế xa tai ách,

NHƠN đạo tuần huờn độ khắp nơi.

 

Bài Kinh xưng tụng công đức của Đức Thanh Sơn Chơn Nhơn và Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, dùng để tụng khi cúng Vía Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo, ngày 22 tháng 5 hằng năm tại Văn phòng Hội Thánh Ngoại Giáo.

 

Bạch Vân Động đèn hồng chói tỏa,

Thanh Sơn đài diệu võ Tiên Ông.

Bấy lâu tu luyện thành công,

Đắc thành chánh quả độ trong Tam Kỳ.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tầm Tiên ẩn dạng,

Trình Quốc Công là trạng nhà Nam.

Sớm khuya ở chốn thanh am,

Tu tâm luyện tánh chẳng ham mến trần.

Tìm chơn lý ngõ gần Tiên Thánh,

Học vô vi đặng lánh phàm gian.

Thú vui hai chữ thanh nhàn,

Thung dung tự toại chẳng màng đai cân.

Dạy đệ tử ân cần mối đạo,

Truyền phép THẦN CHƯỞNG ĐẠO NGUYỆT TÂM.

Âu ban trần thế giáng lâm,

VICTOR là họ tên nhầm HUGO.

Nhà văn sĩ bày phô lẽ chánh,

Nắm kinh luân nong gánh cơ đồ.

Nhà nhà có phước hàm phô,

Cũng nhờ kinh sách HUGO dạy truyền.

Đầu vọng bái TIỀN HIỀN CHƯỞNG ĐẠO,

Chứng lễ thành lòng thảo chúng sanh.

Ban ơn nhỏ phước dân lành,

Vun trồng cội Đạo trổ nhành đơm bông.

Từ BÍNH DẦN bóng hồng PHỔ ĐỘ,

Chói CÀN KHÔN cứu khổ nhơn sanh.

Nhờ ơn các Đấng Trọn lành,

Giáng cơ chỉ bảo mối manh Đạo Trời.

Năm Đinh Mão phổ thông TẦN QUỐC,

ĐỨC NGUYỆT TÂM đắc nhứt chỉ truyền.

Lập thành HỘI THÁNH KIM BIÊN,

Mở mang Đạo cả ban quyền NGOẠI GIAO.

Ơn giáo hóa đồng bào kiều Việt,

Đức từ bi chi xiết gội nhuần.

Hiện nay Đạo hữu vui mừng,

Tự do tín ngưỡng nhờ chung ĐỨC NGÀI.

Lễ Kỷ niệm phô bày nghiêm chỉnh,

Dâng tấc thành cung kỉnh THÁNH LINH.

Mong nhờ lượng cả thinh thinh,

Thi ân bố đức hóa sanh giúp đời.

 


Tài liệu tham khảo:

1. Nghi Lễ và Bài Thài của Bộ Lễ Trung Ương Tòa Thánh Tây Ninh (1975).

2. CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN.◙

 

 

 


 

 

Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn
và Hội Thánh Ngoại Giáo

 

H

 

ội Thánh Ngoại Giáo là một cơ quan gồm các Chức sắc vào hàng Thánh, có nhiệm vụ truyền bá Đạo Cao Đài ra ngoại quốc, phổ độ nhơn sanh là người ngoại quốc.

Thuở ban đầu, cơ quan nầy được gọi bằng tiếng Pháp là: Mission Étrangère: Phái đoàn truyền giáo hải ngoại.

Có một điều chúng ta lưu ý là cơ quan nầy tiếp xúc thường xuyên với người ngoại quốc, nên tưởng lầm rằng đây là cơ quan ngoại giao, nên lầm gọi là Hội Thánh Ngoại Giao.

Trong Hội Nhơn Sanh năm Quí Dậu, báo cáo ngày 7-3-Quí Dậu (dl 1-4-1933), có đính chánh từ ngữ: Hội Thánh Ngoại Giao là Hội Thánh Ngoại Giáo, trích ra sau đây:

"Luôn đây xin giải nghĩa 4 chữ: Hội Thánh Ngoại Giáo.

Phải đọc Hội Thánh Ngoại Giáo chớ không phải Ngoại Giao. Hội Thánh Ngoại Giáo là một hội của chư Thánh giáo đạo ở ngoại quốc. Bậc phẩm và trách nhiệm, tuy phải tuân theo luật của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hành chánh tuy hiện thời phải tùng quyền của Q. Thái Đầu Sư, nhưng cũng có phần đặc biệt là phải tùy theo tánh cách người bổn xứ, tài liệu vật liệu bổn xứ....."

SỰ THÀNH LẬP HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO:

Khi Đức Chí Tôn ra lịnh tổ chức Lễ Khai Đạo vào ngày 15-10-Bính Dần (dl 19-11-1926) tại Thánh Thất tạm là Chùa Từ Lâm Tự Gò Kén Tây Ninh, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc lúc đó đang làm công chức nơi Sở Thương Chánh Sài Gòn, làm đơn xin tạm nghỉ việc 6 tháng để lo cho Đạo.

Sau khi mãn phép, Đức Phạm Hộ Pháp cầu cơ hỏi Đức Chí Tôn nên xin nghỉ luôn để lo cho Đạo hay là trở lại làm công chức. Đức Chí Tôn bảo Đức Phạm Hộ Pháp cứ đi làm công chức trở lại, sẽ có việc hay.

Đức Phạm Hộ Pháp vâng lời, trở lại làm việc nơi Sở Thương Chánh Sài Gòn. Chánh quyền Pháp không muốn để Đức Phạm Hộ Pháp làm việc ở Sài Gòn nữa, vì sợ Đức Ngài hoạt động mạnh mẽ cho Đạo Cao Đài, họ đổi Đức Ngài lên làm việc ở Nam Vang, thủ đô nước Cao Miên.

Đức Ngài lên Nam Vang, tạm ngụ tại nhà Ông Cao Đức Trọng (anh ruột của Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang). Lợi dụng hoàn cảnh mới nầy, Đức Ngài nói Đạo cho những người chung quanh nghe và tổ chức cầu cơ tại nhà của Ngài Cao Đức Trọng để Đức Chí Tôn thâu phục nhơn sanh.

 

Đàn cơ ngày 27-7-1927 (âl 29-6-Đinh Mão), Đức Hộ Pháp phò loan với Ngài Cao Đức Trọng, Đức Chí Tôn giáng cơ ân phong các vị sau đây:

• Ba Ông: Bảy, Lắm, Sự, phong chức Giáo Hữu.
• Ba Ông: Chữ, Vinh, Của, phong chức Lễ Sanh.
• Ông Cao Đức Trọng: phong Tiếp Đạo Hiệp Thiên Đài.

- BẢY là ông Lê Văn Bảy, làm việc tại hãng buôn Au Petit Paris rồi đổi làm việc ở Denis Frères. (sau được thăng Giáo Sư, qui vị tại Kim Biên ngày 10-1-Mậu Tý, dl 19-2-1940).

- LẮM là ông Nguyễn Văn Lắm, làm việc ở Đông Dương Ngân Hàng chi nhánh tại Nam Vang.

- SỰ là ông Võ Văn Sự, Đông Y Sĩ, có tiệm thuốc Bắc và phòng mạch tại NamVang. (sau qui vị tại Tòa Thánh 1969).

- CHỮ là ông Đặng Trung Chữ, kế toán viên hãng Aliatini. (sau được thăng Phối Sư, qui vị tại Chợ Lớn năm 1947).

- VINH là ông Trần Quang Vinh, Thơ Ký ngạch Bảo hộ.(sau thăng Phối Sư, qui vị tại Sàigòn 7-12-B. Thìn, dl 25-1-1977).

- CỦA là ông Phạm Kim Của, Thầu khoán Biển Hồ và chủ xe đò. (sau thăng Giáo Sư, Khâm Trấn Kim Biên Tông Đạo).

Sau khi Đức Chí Tôn phong chức cho quí ông, tới chừng tái cầu thì Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn giáng đàn chấm phái cho quí ông:

• Ông Bảy, phái Thượng, Thánh danh Thượng Bảy Thanh.
• Ông Lắm, phái Thượng, Thánhdanh Thượng Lắm Thanh.
• Ông Sự, phái Ngọc, Thánh danh Ngọc Sự Thanh.
• Ông Chữ, phái Thượng, Thánh danh Thượng Chữ Thanh.
• Ông Vinh, phái Thượng,Thánh danh Thượng Vinh Thanh.
• Ông Của, phái Thái, Thánh danh Thái Của Thanh.

 

Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm sau đó giáng cơ phong Thánh cho phái Nữ:

• Bà Trần Kim Phụng, đắc phong Giáo Hữu Hương Phụng, sau thăng Giáo Sư.
• Bà Đặng Thị Huê (vợ của ông Lê Văn Bảy) đắc phong Giáo Hữu.
• Bà Nguyễn Thị Hạt (thân mẫu ông Đặng Trung Chữ) đắc phong Giáo Hữu.
• Bà Huỳnh Thị Trọng (vợ của ông Đặng Trung Chữ) đắc phong Lễ Sanh, sau thăng Giáo Hữu.

 

Nhờ số Chức sắc đầu tiên nầy, Đức Phạm Hộ Pháp thành lập Cơ Quan Truyền Giáo Hải Ngoại, thường gọi là Hội Thánh Ngoại Giáo, đặt trụ sở tại Thánh Thất Kim Biên (Nam Vang), có nhiệm vụ phổ độ nhơn sanh tại nước Miên gồm: Các Việt kiều, Hoa kiều, và người Cao Miên.

 


Trích lược từ CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN.◙

 

 

 

Tâm thành có thuở nghiệp nhà nên,
Ðạo đức khuyên con cứ giữ bền.
Hễ đặng bữa cày, buông bữa giỗ,
Phân thân đâu đặng hưởng hai bên.

 


Thi Văn Dạy Đạo - Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q.1.◙

 

 

 


 

 

Thiên Nhơn Hòa Ước

 

 

T

 

hiên Nhơn Hòa Ước là bản Hòa ước giữa Trời và Người, tức là giữa Thượng Đế và Nhơn loại.

Kể từ khi có nhơn loại trên quả Địa cầu đến nay, giữa Trời và Người, đã có 3 lần ký Thiên Nhơn Hòa ước, tương ứng với 3 thời kỳ Phổ độ:

• Đệ nhứt Thiên Nhơn Hòa ước được ký kết lúc mở Nhứt Kỳ Phổ Độ.
• Đệ nhị Thiên Nhơn Hòa ước được ký kết lúc mở Nhị Kỳ Phổ Độ.
• Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước được ký kết lúc mở Tam Kỳ Phổ Độ.

1. Đệ nhứt Thiên Nhơn Hòa ước:

Khi loài người mới xuất hiện trên quả Địa cầu nầy, thì đó là các Hóa nhân, do loài cầm thú cao cấp tiến hóa lên, nên còn mang ít nhiều thú tánh, nhưng bản chất sống rất hồn nhiên. Đức Chí Tôn Thượng Đế liền cho 100 ức Nguyên nhân giáng trần để khai hóa đám Hóa nhân ấy, cho có đời sống văn minh, có đạo đức và luân lý. (1 ức là 1 trăm ngàn, 100 ức là 10 triệu)

Nhưng loài người càng tiến bộ về đường vật chất thì càng xa dần đạo đức, các Nguyên nhân lại nhiễm trược trần, nên không thể trở về cõi Thiêng liêng. Đức Chí Tôn thương xót, muốn cứu vớt đám Nguyên nhân nầy, nên mở ra Nhứt Kỳ Phổ Độ, khai Đạo Thánh tại nước Do Thái với ông Môi-se làm Thiên sứ, công bố Đệ Nhứt Thiên Nhơn Hòa ước.

Bản Đệ nhứt Thiên Nhơn Hòa ước chính là 10 Điều Răn mà Đức Chúa Trời (Thượng Đế) viết trên tấm bảng đá ban cho ông Môi-se trên đỉnh núi Si-nai nước Do Thái. Thánh Môi-se công bố bản Đệ nhứt Thiên Nhơn Hòa ước nầy cho dân chúng biết, nếu ai giữ đúng 10 Điều Răn thì sẽ được Đức Chúa Trời ban cho phẩm tước xứng đáng và rước về Thiên đường sống đời đời hạnh phúc.

Nếu người nào không tu, chẳng giữ được 10 Điều Răn, lại phỉ báng tôn giáo, thì phải bị đọa vào Địa ngục, hoặc bị luân hồi trở lại cõi trần mà đền bồi tội lỗi.

Bản Đệ nhứt Thiên Nhơn Hòa ước được gọi là CỰU ƯỚC, có chép trong Thánh Kinh của Đạo Do Thái, mà về sau, Thiên Chúa giáo và Đạo Tin Lành đều nhìn nhận.

Những tôn giáo mở ra trong thời Nhứt Kỳ Phổ Độ với Đệ nhứt Thiên Nhơn Hòa ước độ được một số nhơn loại đắc đạo và 6 ức Nguyên nhân trở về cựu vị nơi cõi Thiêng liêng, còn lại 94 ức Nguyên nhân chìm đắm trong cõi trần.

2. Đệ nhị Thiên Nhơn Hòa ước:

Phần lớn nhơn loại vẫn say đắm mùi trần, không lưu tâm đến linh hồn, không kể chi đến việc tu hành. Các mối đạo mà Đấng Thượng Đế đã cho mở ra vào thời Nhứt Kỳ Phổ Độ đã bị nhơn loại sửa cải làm sai lạc chơn truyền, khiến nhiều người tu lầm lạc.

Đức Thượng Đế với lòng Đại từ Đại bi mở ra Nhị Kỳ Phổ Độ, cho các Đấng Tiên Phật giáng trần, lập ra nhiều mối đạo trên khắp hoàn cầu, với Đệ Nhị Thiên Nhơn Hòa ước, mà Đức Chúa Jésus lãnh nhiệm vụ công bố cho nhơn loại rõ. Bản Đệ nhị Thiên Nhơn Hòa ước lúc đó được gọi là TÂN ƯỚC (để đối lại với Cựu Ước thời ông Môi-se).

Các mối đạo được mở ra trong thời Nhị Kỳ Phổ Độ là:

▪ Đạo Thiên Chúa ở Trung Đông và Âu Châu.
▪ Phật giáo ở nước Ấn Độ.
▪ Lão giáo và Khổng giáo ở nước Trung Hoa.
▪ Thần giáo ở Trung Hoa, Ai Cập, Hy Lạp, Nhựt Bổn.
▪ Hồi giáo ở các nước Á Rập Trung Đông.

Trong thời Nhị Kỳ Phổ Độ, nhơn loại càng bị thâm nhiễm trược trần hơn Nhứt Kỳ Phổ Độ, số người quay về đường đạo đức vẫn còn quá ít so với số nhơn loại. Nhị Kỳ Phổ Độ cứu độ được một số nhơn loại đắc đạo và 2 ức Nguyên nhân. Như vậy, vẫn còn 92 ức Nguyên nhân đang trầm luân nơi cõi trần.

3. Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước:

Các nền tôn giáo mở ra thời Nhị Kỳ Phổ Độ, sau mấy ngàn năm truyền bá cứu độ nhơn sanh, lần lần bị người đời sửa cải làm sai lạc chơn truyền, nên tất cả các tôn giáo ấy đều bị Ngọc Hư Cung bế lại, người tu thì nhiều mà vì lầm lạc nên đắc quả rất ít.

Nội dung của bản Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước được Tam Thánh Bạch Vân Động công bố bằng hai thứ ngôn ngữ quan trọng nhứt là:

Chữ Trung Hoa, cũng là chữ Nho của Việt Nam, là chữ viết quan trọng phổ biến của giống dân da vàng.

Chữ Pháp, là chữ viết quan trọng của giống dân da trắng ở Châu Âu và Bắc Mỹ Châu.

Đức Thanh Sơn Đạo Sĩ tức Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm viết chữ Nho, phiên âm ra tiếng Việt là: "THIÊN THƯỢNG THIÊN HẠ BÁC ÁI CÔNG BÌNH"

Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn (V.Hugo), viết chữ Pháp: DIEU et HUMANITÉ AMOUR et JUSTICE.

Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước rất đơn giản, chỉ có 4 chữ:

BÁC ÁI - CÔNG BÌNH hay AMOUR et JUSTICE.

Theo bản Hòa ước nầy, Đức Chí Tôn cam kết với Nhơn loại, nếu người nào thực thi được 4 chữ Bác ái - Công bình, thì Đức Chí Tôn rước về cõi Thiêng liêng Hằng sống, được ban thưởng các ngôi vị Thần Thánh Tiên Phật, thoát khỏi luân hồi; còn nếu không thực hiện được 4 chữ nầy thì phải bị đọa luân hồi, không được đổ thừa hay khiếu nại vào đâu được nữa.

Đức Chí Tôn lại ban cho một ơn huệ đặc biệt là Đại Ân Xá: "Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn loại Càn khôn Thế giới, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng." (TNHT)

Nhơn loại muốn thực hiện được bản Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước nói trên thì phải nhập môn vào Đạo Cao Đài, tùng giáo Đức Chí Tôn, lo việc tu hành. Do đó, Đức Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tức là Đạo Cao Đài, lấy 4 chữ: Bác ái - Công bình làm tiêu chuẩn cho Luật và Quyền trong việc phổ độ nhơn sanh:

♦ Luật là Thương yêu (Bác ái )
♦ Quyền là Công chánh (Công bình)

"Đức Chí Tôn Ngài đến, do tay Ngài ký một Hòa ước với một sắc dân nô lệ, sắc dân hèn mọn, đặng Ngài nài nỉ xin cho đặng hai điều trọng yếu làm cho nhơn loại sống tồn tại là: Luật Thương yêu và Quyền Công chánh.

Ngài đã ký, Ngài đã hứa với Thánh thể của Ngài, tức nhiên là cả quốc dân nầy đặng tạo ra hình ảnh Luật Thương yêu. Nếu toàn cả quốc dân VN lấy Quyền Công chánh làm thành tướng ra, rồi Ngài sẽ lấy tướng diện của nó Ngài làm môn thuốc cứu sanh mạng của nhơn loại đó vậy."
"Ngài đã ký kết với nhơn loại bản Hòa ước thứ ba.

Hai Hòa ước kỳ trước, nhơn loại đã phản bội, không giữ sở tín của mình, vì cớ cho nên phải thất Đạo, nhơn loại đi trong con đường diệt vong, tương tranh tương sát nhau.

Vì lòng bác ái từ bi, Đức Chí Tôn đến ký Hòa ước thứ ba nữa để trong Luật điều. Chúng ta thấy các Đấng Thiêng liêng chỉ tấm tượng Tam Thánh biểu nhơn loại tín ngưỡng: Thiên thượng Thiên hạ, về Luật có Bác ái, Pháp có Công bình, ngoài ra dầu luật pháp muôn ngàn hình tướng, Hội Thánh Đạo Cao Đài dìu dẫn tâm lý nhơn sanh, chỉ dẫn họ vô mặt luật tối cao là Luật Bác ái và vô một nền Chơn pháp tối trọng là Pháp Công bình.

Luật pháp của Đạo Cao Đài, ngoài Luật Bác ái và Pháp Công bình, tất cả luật điều khác đều là phương pháp lấy giả tạo chơn mà thôi." (Thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp)

Nội dung của Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước gồm 4 chữ rất đơn sơ, nhưng muốn thực hiện trọn vẹn 4 chữ đó không phải là điều dễ dàng, mà cũng không phải quá khó khăn để không thể thực hiện được.

Có lòng Bác ái mới rõ lẽ Công bình. Muốn có lòng Bác ái, phải có lòng nhân, phải biết bố thí. Sự bố thí làm cho ta có sự cảm xúc tinh thần trước những nỗi đau khổ của nhơn sanh. Từ đó, chúng ta mới thể hiện được tình thương yêu trên muôn loài vạn vật, tức là Bác ái vậy, và nhờ đó, chúng ta mới biết rõ được lẽ Công bình của Tạo Hóa.

Trong phần thực thi sự Công bình, chúng ta thiếu nợ ai thì phải lo trả cho dứt nợ, bởi vì nếu chưa trả dứt nợ thì các chủ nợ đâu có cho ta được trở về cõi TLHS. Nhưng có những món nợ từ nhiều kiếp trước mà ta đâu có biết ai là chủ nợ để trả? Muốn trả những món nợ nầy, Đức Phạm Hộ Pháp khuyên chúng ta phụng sự nhơn sanh. Trong số nhơn sanh mà ta phụng sự, ắt có những chủ nợ của ta từ nhiều kiếp trước, và dần dần việc phụng sự nầy giúp chúng ta trả hết các món nợ tiền kiếp.

Còn các món nợ mà ta đã cho vay từ nhiều kiếp trước thì sao? Luật Công bình buộc các con nợ phải trả cho ta đầy đủ, nhưng bây giờ ta là kẻ tu hành rồi, chúng ta cầu nguyện với Đức Chí Tôn xin hủy bỏ hết các món nợ nầy để giúp các con nợ bớt được nghiệp chướng mà lo tu hành, sớm trở về với Đức Chí Tôn. Đây cũng là một hình thức bố thí thể hiện lòng Bác ái của ta, và việc bố thí cũng là để phụng sự nhơn sanh mà thôi.

Như vậy, muốn thực hiện Bác ái và Công bình thì chúng ta phải làm Công quả phụng sự nhơn sanh. Nói như thế tức là việc làm Công quả phụng sự nhơn sanh là hình thức tốt nhất để thực thi Bác ái và Công bình, tức là thực thi Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước vậy. Mà thực thi được Đệ tam Thiên Nhơn Hòa ước là đắc đạo và được Đức Chí Tôn rước về Bạch Ngọc Kinh.

Bởi lẽ đó mà Đức Chí Tôn nhiều lần dạy bảo và khuyên nhủ nhơn sanh phải lo làm Công quả.

"Thầy đến độ rỗi các con là lập thành một Trường Công đức cho các con nên đạo. Vậy đắc đạo cùng chăng là tại nơi các con muốn cùng chẳng muốn. Nếu chẳng đi đến Trường Thầy lập mà đoạt thủ địa vị mình thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc đạo bao giờ." (TNHT)

"Vì vậy mà Thầy hằng nói cùng các con rằng: Một Trường thi Công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi." (TNHT)

 

Ghi Chú:
TNHT
: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

 


Trích lược từ CAO ĐÀI TỪ ĐIỂN Soạn giả: Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng bút hiệu ĐỨC NGUYÊN.◙

 

 


 

 


 

VÀI NÉT SINH HOẠT ĐẠO SỰ CỦA TỘC ĐẠO SYDNEY

 

 

K

 

ính quý Huynh Tỷ Đệ Muội,

 

Quý Hiền khỏe không? – Câu vấn an xã giao thân ái tưởng không đến nỗi sáo rỗng, vì lúc nào chúng ta cũng quan tâm đến sức khỏe của nhau, trong khi phần đông không còn sợ đại dịch nữa và cùng nhắc nhau trở lại sinh hoạt bình thường, đều đặn trong việc lập công bồi đức cho sự tiến hóa tâm linh, hầu khỏi uổng phí kiếp sanh đã được Ơn Trên ân cần đùm bọc dưỡng nuôi.

Thực vậy, từ sau Tết Quý Mão, nhận thấy nhiều đồng đạo đã hăng hái về Thánh Thất làm công quả và cúng Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng đông hơn trước.

Lễ Vụ đã tổ chức:

- Lễ Cầu nguyện Thành Hôn và Vu Quy cho đôi trẻ David và Lý Bội Quyên (ái nữ của CTS Lý Tú Bình) tại Thánh Thất NSW.

- Lễ Tang của ĐT Nguyễn Thị Tuyết Sương và Lễ Hạ Huyệt tro cốt (sau Lễ Cầu Siêu nhân Cửu Cửu chi tuần) tại Nghĩa Trang Waverley, Bronte, NSW 2024.

- Lễ Đại Tường chi tuần của Cố CTS Nguyễn Quan Lữ và các lễ khác.

Nghi lễ cúng, dù chưa được hoàn hảo, vì thiếu nhân sự trong các ban bộ, nhưng Lễ Vụ vẫn căn cứ theo tài liệu Nghi Lễ và Bài Thài, hoặc Quan-Hôn-Tang Lễ của Hội Thánh, uyển chuyển sắp xếp Đàn cúng một cách trang nghiêm, hầu đồng đạo dâng hiến tâm thành lên các Đấng. Sau mỗi đàn cúng, Hiền Huynh Chủ lễ thường đọc Thánh Ngôn, Thánh Giáo, Lời thuyết đạo của chư Tiền Khai hoặc giải thích Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo….

Về Công Vụ, Bát Quái Đài (BQĐ) và Hiệp Thiên Đài (HTĐ) đã được tu bổ. Một số bạn đạo “trẻ hơn già” nhiệt tình tự nguyện làm giàn scaffold một cách công phu, mang harness, leo lên cao, cạo gọt, sơn phết, bắt đèn hào quang trên tượng Tam Thế Phật và Di Lặc Vương Phật nơi BQĐ và HTĐ. Song song với việc cúng kính hàng tuần, một số bạn đạo đã lưu tâm chăm sóc vệ sinh và cây kiểng khá chu đáo, tạo cảnh phong quang cho Thánh Thất. Mấy lúc gần đây, thời tiết sắp sang đông lạnh giá, nhưng một số các bạn trẻ đang có ý định trù liệu sẽ tiến hành việc đại tu bổ các mái Lôi Âm Cổ Đài (Lầu Trống) trong thời gian tới.

Như lệ thường dịp Tết hàng năm, đồng đạo nhớ đến các Chức Sắc, Chức Việc và đồng đạo già cả bệnh tật, tu tại gia bên quê nhà, chút quà mọn thân thương. Đồng thời, không quên cứu trợ các nạn nhân trận Thiên tai động đất kinh hoàng bên Thổ Nhĩ Kỳ và Syria với nghĩa cử “lá lành đùm lá rách”.

Chức việc các Hương trực, kể cả các Đạo Hữu không thuộc các Bàn Trị Sự vẫn vui vẻ giúp nhau làm tròn nhiệm vụ trực tháng. Tộc Đạo thiết tha kêu gọi đồng đạo noi gương đó, xem Thánh Thất là Ngôi Nhà Chung và quan tâm chăm sóc hầu lập công quả có ý nghĩa hơn cả việc chỉ đến cúng kiếng. Tộc Đạo không quên ghi nhận thiện chí của nhóm bạn đạo thường xuyên dành thời giờ, mỗi tuần một ngày, hẹn nhau đến Thánh Thất cùng Lễ Vụ và vài Chức Việc, làm vệ sinh, cúng thời Ngọ, học hỏi giáo lý mỗi tuần, dù phải bận việc rước con cháu khi tan học. Cũng có bạn đạo tự động đến cắt cỏ và cây kiểng, khi TT có nhu cầu.

Ngoài ra, về việc tương giao hành đạo, Hiền Huynh Q. Đầu Tộc Đạo Sydney cùng hai ái nữ Uyên Trang và Huyền Trang đã dành bốn ngày (27-30/4/2023) xuống viếng Thánh Thất Two Wells, Adelaide, tọa lạc nơi mãnh đất trong trang trại (farm) của Phó Trị Sự Nguyễn Văn Hùng và Đạo Hữu Trần Kim Hằng, sau khi nghe nhị vị báo tin dự định bán đấu giá trang trại, để lo trị bịnh cho PTS Hùng. Trước hết, nhờ Thông Sự Lê Thị Thanh Phượng (ái nữ của CTS Sáng) đưa đến viếng Hiền Hữu CTS Lê Văn Sáng, Đầu Hương Đạo Two Wells, đang điều trị bịnh đột quỵ tại Royal Adelaide Hospital. Sau đó, đến viếng Hiền Tỷ Cựu CTS Nguyễn Kim Phụng, tại số 3 Overland Rd, Croydon Park, SA 5008, có thờ Thiên Bàn Đức Chí Tôn tại tư gia. Hiền Tỷ Phụng, tuổi Mậu Thìn (1928), cũng vừa khỏi bịnh Covid và ở chung với Trưởng nữ là Thông Sự Nguyễn Thị Thu Hương. Chiều thứ bảy, trước ngày trở về Sydney, Hiền Tài Nghiệp có nhờ vị nữ CTS Phạm Thị Mai (tức Cô Ba Hoàng) để lời mời đồng đạo về Thánh Thất Two Wells nghe PTS Hùng thông báo việc bán farm và tính việc di dời chỗ thờ, nếu bán được. Buổi họp có 15 vị tham dự, được nghe trình bày, nhưng chưa có ý kiến giải quyết thỏa đáng.

Cũng cần nói thêm, trước đây, vào ngày 18-10-2022, Hiền Tài Nguyễn Chánh Giáo, Q.QVP Trấn Đạo Úc Châu đã đến TT Two Wells dự Lễ Minh Thệ cho hai Chức Việc: PTS Nguyễn Văn Hùng và nữ Thông Sự Lê Thị Thanh Phượng. Ngày 31-03-2023, CTS Lý Tú Bình, PTS Lý Tú Kỳ, PTS Châu Hữu Phước và PTS Đường Thị Hải từ Sydney cũng đến TT Two Wells. Ngày 13-04-2023, CTS Huỳnh Được và hiền nội sang Adelaide từ Perth. Hy vọng cơ Đạo tại Adelaide tiếp tục phát triển càng ngày càng rộng rải hơn, để nối vòng tay với các bang khác.

Trước mắt, Tộc Đạo Sydney dự kiến sẽ tổ chức Đại Hội Châu Đạo New South Wales thường niên và Công Cử Hành Chánh Đạo Tộc Đạo Sydney và Chức Việc các Bàn Trị Sự Liên Hương cho Nhiệm Kỳ mới, niên khóa 2023-2028. Tộc Đạo thiết tha kêu gọi đồng đạo, nhứt là các bạn trẻ, hãy mạnh dạn chung tay dấn thân vào việc lập công bồi đức. Chính các bạn là tiềm năng phục vụ thích hợp và hữu hiệu cho Cơ Đạo Hải Ngoại. Tre già sắp tàn thì măng non phải trổi dậy. Đừng chờ đợi gì nữa, kẻo uổng phí tuổi thanh xuân ngắn ngủi vô thường.

Cầu xin Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu, các Đấng Thiêng Liêng và Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn thể nhận lời khẩn nguyện của chúng con cho Đại Đạo Hoằng Khai, hầu Phổ Độ Chúng Sanh khắp cả Ngũ Châu hồi đầu hướng Thiện.

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT

 

 

 

 

Sự đoàn kết giúp cho người ít tổn sức mà lập được đại công. Trái lại thì phí nhiều sức mà thành công dã tràng.

Ở trong cửa Đạo, sự đoàn kết rất hữu ích về phần vật chất cũng như tinh thần. Về vật chất có đoàn kết mới giữ trọn nét yêu thương, để trợ giúp nhau khi hữu sự. Về tinh thần có đoàn kết, mới tận tâm dìu dắt nhau trên đường hành Đạo, mới có đủ năng lực truyền bá chơn truyền cứu nhân độ thế.


Trích từ ĐẠI ĐẠO HỌC ĐƯỜNG - Tinh thần đoàn kết.◙

 

 

 


 

 


 

 

       
 

TÁNH ĐỨC CHÍ LINH

 
 

Tìm nơi Thánh chất Chí Linh,

Đầu nguồn cảnh cũ là hình nguyên căn.

 
 

Lấy Đức quảng đại của Trời mà đi.

Lấy Đức bao dung của Đất mà ở.

Lấy tâm Bác Ái Từ Bi trên đường phụng sự Vạn Linh tìm đến Chí Linh.

 

Nương thuyền Trí Huệ,

Mò mẫm theo THẦY.

 

Lấy tánh Đức Chí Tôn tầm Đạo,

Quyền năng Thầy dạy bảo thương yêu.

Nắm Càn khôn Thầy lại thương nhiều,

Khối Thánh chất Thầy kêu đem tặng.

 

Lấy tánh Đức Tạo Đoan bể lặng,

Độ chơn hồn ngự thắng phàm tâm.

Máy Huyền Linh Đại Ái diệu thâm,

Ôm vạn vật Thánh tâm ban phước.

 

Lấy tánh Đức Chí Linh noi bước,

Học theo Thầy mong được tâm xinh.

Bởi Huyền khung, huyền diệu vô hình,

Đại Từ Phụ khối tình vô tận.

 

Đấng Tạo Hóa thương yêu không hận,

Bởi khối Linh dục tấn càn khôn.

Trời bao dung chơn pháp bảo tồn,

Lấy quảng đại Thầy luôn độ chúng.

 

Đấng Tạo Hóa truyền tâm nhật tụng,

Hạnh Đại Từ hữu dụng khai tâm.

Bởi máy Linh nguồn Đức cao thâm,

Đường tấn hóa đi tầm Đạo cả.

 

Thuyền Đạo Chí Linh.

Con thuyền Bát Nhã đón nguyên nhân,

Dìu dắt vạn linh ở cõi trần.

Bởi Đức Háo Sanh, luôn dưỡng dục,

Đại Từ, Đại Ái, rưới hồng ân.

Cha Trời vạn hóa chơn hồn độ,

Đưa đến Hằng Sanh Thánh chất gần.

Khối Đức Chí Linh, là sự sống,

Thương yêu vạn vật, mở nguồn nhân.

 
 

Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

Georges Hall Tiết Trọng Hạ. Ngày 30-01-2023
Nhằm ngày Vía Đức Chí Tôn năm Quý Mão

Ái Nhân

 
         
       
 

ĐƯỜNG TU QUẢ VỊ TU CHƠN

   

Con đường Phước Thiện năm nào,

Cội nguồn Phạm Nghiệp, một màu chân như.

 

Tổ Đình trong hồi ức,

Dầu bước Đạo xa xôi.

Lối mòn theo tuổi hạc,

Vò võ một thuyền côi.

 

Cửa tu hành thanh tịnh,

Trường hạnh của ngày xưa.

Nét son thiên vạn cổ,

Cùng tuế nguyệt nắng mưa.

 

Đường Tu tầm Đạo cửa Chơn gìn,

Đến một tông đường thật hiển vinh.

Nương bóng Phạm Môn, gầy nghiệp Đức,

Vào Trường công quả, sống quên mình.

Bên dòng sử Đạo lưu di sản,

Trí Huệ tìm về Đấng Chí Linh.

Chí thiện nguyên căn hồi cựu vị,

Quán trần vẹn giữ tấm chơn tình.

 

Tử Trình, Hậu Hối, Khiết Dân, (*)

Cậu Ba. - Tiền bối chỉ lần cửa Chơn. (*)

Duy Hoai; gương Đạo hiền nhơn, (*)

Cảm ơn tất cả nghĩa ơn gánh tình.

Đường Tu nương bóng Chí Linh,

Theo chân Từ Phụ giữ gìn Đức nguyên.

 

Georges Hall Tiết Quý Hạ. Ngày 05-02-2023

Ái Nhân

 

 

(*)

Tử Trình: Giáo Thiện Trần Văn Hay (1927-2008).

Hậu Hối: Chơn Nhơn Võ Văn Dần (1897-1974).

Khiết Dân: Đạo Nhơn Nguyễn Đức Hòa (1917-1993).

Cậu Ba: Chơn Nhơn Võ Phát Tân (1914-1995).

Duy Hoai: Chơn Nhơn Phạm Duy Hoai (1907-1999).

LỜI CỦA NGƯỜI VIẾT:

Xin cảm ơn chư chức sắc Thiên phong trong nền Đạo, đã hy sinh một đời xây dựng đại nghiệp Thiêng Liêng. Con thuyền tận độ vạn linh.

Xin cảm ơn những thế hệ đi trước đã tô điểm nền văn học sử Cao Đài, trên con đường phụng sự. Để lại một di sản hiền lương cho Đời lẫn Đạo.

Bài thơ là tấc lòng của người hành giả nhớ về cõi trời xa xăm đó! Hoài niệm các bậc chơn tu đi trên con đường Phước Thiện. Đã để lại một tấm gương cao trọng cho hậu thế, tìm về nguồn Đạo Chí Linh của Thầy.

Cửa Tu Chơn đó, không ít những bậc hiền nhơn đắc quả khổ hiền, trên con đường tấn hóa Thiêng Liêng Hằng Sống. Chư chơn linh trở về với Thầy bằng chơn tâm đắc Đạo.

Ái Nhân

         
       
 

Mừng Xuân Quý Mão
(Nhóm Thi Hữu: Quang Thông, ... ... ...)

CHÚC MỪNG XUÂN QUÝ MÃO

Chúc mừng Đồng Đạo khắp muôn nơi,

Dân tộc an vui hưởng phước Trời.

Lộc cả Thầy ban cơ nghiệp vững,

Thọ trường Mẹ độ tuổi tên ngời.

Quả công vun đắp trường thi Đạo,

Sự nghiệp dựng xây xã hội đời.

Quý Mão tiến lên đời Thánh đức,

Thần Tiên cõi thế mãi xuân thời.

Quang Thông (5-1-2023)

 
 

Mùa Xuân Trở Lại

Xin gởi thân tình đến mọi nơi,

Sinh linh tạm sống dưới bầu trời.

Ước mong phúc ấm tràn tươi đẹp,

Nguyện niệm nguồn ân điểm sáng ngời.

Tánh thiện tiềm tàng trong góc trí,

Đạo tâm khiêm tốn với vần đời.

Chúc vui thanh thản toàn hiền hữu,

Xuân trở chan hoà vận thấm thơi.

Song Linh (13-01-2023)

     

CHÚC XUÂN DÂN TỘC

Xuân thời chúc phúc nước Nam mình,

Thánh địa non sông hưởng thái bình.

Bá tánh tu hiền thờ Quốc Đạo,

Muôn người no ấm sống chân tình.

Tình thương lan tỏa tan thù hận,

Xã hội chan hòa dẹp luật hình.

Phổ độ Đạo Trời toàn thế giới,

Muôn năm ngời sáng ánh quang vinh.

Quang Thông (5-1-2023)

 

Trích từ: Trang thơ Mừng Xuân Quý Mão (Nhóm Thi Hữu: Quang Thông, ... ... ...).◙

         
       
   

HÀNH GIẢ TẦM CHƠN

 
   

Lối mòn theo bước phong trần,

Đi cho cuối nẻo về gần cảnh chơn.

 

Trên chặng đường lịch sử,

Đi đến bến Đoạn Trần.

Gió Thu chiều u tịch,

Lá vàng rụng ngoài sân.

 

Dòng sử Đạo một cơn gió bụi,

Từ ngàn xưa ở buổi sơ khai.

Con đường gian khổ thật dài,

Dở trang lịch sử mỗi ngày học thêm.

 

Một bài học, đi tìm hồn Đạo,

Đấng Chí Linh, dạy bảo chơn tâm.

Nguồn tâm lại rất xa xăm!

Bởi con ý mã khó tầm đường ngay.

 

Tôi bước vào Thu tuổi cuối đời,

Hiểu ra cuộc thế bể trùng khơi.

Danh quyền khảo thí, nơi trường Hạnh,

Phàm tánh trí năng, bản sắc dời.

Quả vị đi theo dòng lịch sử,

Ngàn năm soi bóng lá Thu rơi,

Đâu là bối cảnh, đâu chơn sử?

Một kiếp phù sinh ở bến đời.

 

Bến đời chìm đắm bởi phàm tâm,

Đường Đạo người đi xa Thánh tâm.

Nghịch lý khó phân chơn với giả.

Chìm trong lối mộng mịt mờ tâm.

Bởi lòng là cội nguồn sâu thẳm,

Tối, sáng, làm sao kiến diện tâm?

Mong gặp minh sư nơi chốn ấy,

Đoạn Trần còn lại một chơn tâm..

 

Georges Hall mùa Thu u tịch, 30-05-2022
Ái Nhân

 

LỜI CỦA NGƯỜI VIẾT:

Tánh Đức Chí Linh là sự thương yêu.

Bởi đó là ĐẠI TỪ PHỤ. Thầy thương yêu con cái của Thầy vô tận. Dầu đúng hay sai nơi cõi trần.

Lịch sử trong cõi tấn hóa.

Nhìn lại dòng lịch sử 97 năm đi qua những chặng đường chông gai khổ hạnh của Hội Thánh và nhơn sanh. Không phải là dài nếu đem so với con đường tấn hóa của vạn linh. Vì dòng sinh mệnh của Đạo, là một sự tiếp nối liên tục từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Được dưỡng nuôi từ tâm từ bi, bác ái, công bình. Đó là lịch sử.

Nhưng cửa Tu hành trên mỗi bước chân lại rất khó khăn. Vì bởi khả năng chối tội của chơn thần rất lớn, khi đến nơi cõi trần trong một xác thân trần tục.

Khả năng đó làm cho bước Đạo của các chơn linh, xa lần nguồn cội thương yêu Thánh chất Chí Linh của THẦY.

Xác thân con ý mã lại chạy theo danh lợi quyền chức, làm nặng đôi vai của người hành giả trên con đường tu giải thoát. Dòng lịch sử cứ vậy mà tái diễn trên con đường luân hồi.

Một bài học rất khó khăn trong mỗi kiếp sanh. Vì đó là trường khảo thí đắc quả vị Thánh tâm nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.

Ái Nhân

         
       
 

HOÀI NIỆM THẦY DƯƠNG VĂN TRỊ
GIÁO HỮU THƯỢNG TRỊ THANH

 
 

Xin mượn lời Kinh để tiễn đưa Thầy:

Cõi Thiên xin gởi chút tình,

Rót chung ly hận giật mình đưa thương. (*)

 

Giọt lệ! Xin đưa tiễn biệt Thầy,

Dặm đường lan cách ở nơi đây!

Gió Đông thấm lạnh bao niềm nhớ,

Lá đổ ngoài hiên nhạn lạc bầy.

Vẫn nhớ văn chương Thầy chỉ dạy,

Vẫn yêu ý đẹp mở đường mây.

Một đời chữ nghĩa đi theo đó,

Dầu ở phương xa quý trọng Thầy.

 

Có phải ngày xưa nghĩa phận duyên?

Duyên Trường Đạo Đức khắc tâm hiền.

Văn phong những ước tô hồn nước,

Để bước đường đời nét bút nghiên.

Nhớ thuở chung nhau màu áo Đạo,

Nhớ nơi bục giảng đẹp con thuyền.

Hôm nay vắng lặng! Người đi khuất,

Cô quạnh bến trần tấc sự riêng!

 

Nghĩa Đạo ngàn năm. - Một gánh ân tình.

Nhớ thương Thầy!

 

Đường công danh càng nhìn quảng đại,

Nghĩa thầy trò nghĩ lại khó quên. (*)

Câu Kinh ngày đó trước Đền,

Dầu nay vạn dặm vững bền nơi tâm.

 

Trường Đạo Đức mong tầm lý Đạo,

Giảng Việt văn Thầy thảo từ chương.

Dạy môn Giáo lý Thanh Hương,

Khai tâm mở trí rõ tường Nam Phong.

 

Thuyền ngược sóng gió Đông mờ bước,

Bóng Xuân qua mấy lượt nào hay!

Đường trần nhớ ngọn gió may,

Rõ là nghiệp dĩ thương thay văn tài.

 

Xa cố quận ngày dài cách trở,

Khách phong trần gánh nợ năm xưa.

Trăm năm giấc mộng xế trưa,

Tuổi Xuân hạnh ngộ vẫn chưa thỏa lòng.

 

Tình Thầy đó! Những đồng tình bạn,

Như anh em năm tháng thân nhau.

Thân như áo Đạo một màu,

Cùng chung thuyền Hạnh đở đau cho đời.

 

Viện Thần Học ở Người gợi ý,

Gởi đời sau suy nghĩ tìm phương,

Đi theo vận nước đoạn trường,

Lối mòn một nắng hai sương kiếp trần.

 

Chiều bóng ngả qua lần cuối nẻo,

Nơi xứ người thắt thẻo trông ai?

Mùa Đông u tịch đêm dài,

Gợi bao kỷ niệm những ngày xa xưa.

 

Đem ý đẹp gió đưa về cội,

Mượn vần thơ cạn nỗi thuyền tâm.

Ven trời cuối nẻo xa xăm,

Đầu nguồn Đạo cả diệu thâm kính Thầy.

 
 

Thảo Vân Trang mùa Đông u tịch Miệt Dưới.
Georges Hall đêm 17-08-2021

Ái Nhân
Huỳnh Anh

 
 

(*) Kinh Thiên Đạo Thế Đạo trang 98 Hội Thánh ấn hành năm 1975.


Giáo Hữu Thượng Trị Thanh. Qui vị vào lúc 4:30 Ngày 24 tháng 3 năm Tân Sửu (dl 05-05-2021) tại Long Hoa, Châu Thành Thánh Địa Tòa Thánh Tây Ninh. Hưởng thọ 78 tuổi.

 

Trích lục: "Tập Danh Bộ Chức Sắc CTĐ Nam Phái".

V/P CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI. Thánh Lịnh Số 42/TL. Ngày 26 tháng 4 năm Quí Sửu (dl. 28-05-1973). Do Ngài Hiến Pháp Chưởng Quản HTĐ Trương Hữu Đức (Ấn ký).

Hiền Tài Dương Văn Trị thọ Thiên phong Giáo Hữu Thượng Trị Thanh (29 tuổi).

Thánh Giáo tại Cung Đạo Đền Thánh đêm 16 và 17 tháng 4 năm Quí Sửu (dl, 18 và 19-05-1973). Đức Lý Đại Tiên Nhứt Trấn Oai Nghiêm chấp thuận cầu phong vào hàng Chức Sắc Cửu Trùng Đài.

Hiền Tài Dương Văn Trị được thăng phẩm GIÁO HỮU.

(DanhBo CTĐ Q2 Tr. 115/276 pdf)

         
       
 

HOÀI NIỆM THẦY NGUYỄN QUANG SANH
GIÁO HỮU THƯỢNG SANH THANH

 
 

Xin mượn lời Kinh để tiễn đưa Thầy:

 

Đường công danh càng nhìn quảng đại,

Nghĩa thầy trò nghĩ lại khó quên. (1)

 

GIÁO dân qui thiện lập đời tân,

HỮU kiếp đường tu đến cõi trần.

THƯỢNG phẩm Cửu Trùng gieo hạt Đức,

SANH tiền chơn tánh bậc hiền nhân.

THANH cao trọn phận, theo Từ Phụ,

Danh bỏ, quyền xa, lợi chẳng gần.

Tri ngộ mấy khi nơi cửa Đạo,

Đêm thanh đất khách dạ hoài ân.

 

Ân nghĩa ngày xưa ở Học Đường, (2)

Bốn mùa áo trắng gởi tình thương.

Người đi vào cảnh Trời thanh tịnh,

Kẻ ở trần gian vạn dặm trường.

Gió nhạc Ve sầu miền đất lạnh,

Hè sang gợi lại mấy Thu sương.

Lên thuyền Tạo Hóa về ngôi vị,

Bến vắng nơi đây nhớ lạ thường!

Kính Thầy,

Vần thơ nương theo gió Hạ quyện đến non Thần. Em xin đốt nén tâm hương để tiễn đưa Thầy trở về cảnh Trời đại tịnh. Ngôi vị thiêng liêng mà Đức Chí Tôn đã dành riêng cho mỗi con cái của THẦY.

Con đường tấn hóa chơn linh,

Thánh tâm hằng giữ với tình Chí Linh.

 

Thảo Vân Trang mùa Hè nước Úc.
Ngày 18 tháng 11 năm Tân Sửu. (DL, 21-12-2021)

Ái Nhân
Cẩn bút

 
 

(1) Kinh Thiên Đạo Thế Đạo trang 98 Hội Thánh ấn hành năm 1975.
(2) Trường Đạo Đức Học Đường.


Giáo Hữu Thượng Sanh Thanh. Qui vị vào lúc 11:30 Ngày 18 tháng 11 năm Tân Sửu (dl 21-12-2021) tại Châu Thành Thánh Địa Tòa Thánh Tây Ninh. Hưởng thọ 81 tuổi.

 

Trích lục: "Tập Danh Bộ Chức Sắc CTĐ Nam Phái".

V/P CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI. Thánh Lịnh Số 42/TL. Ngày 26 tháng 4 năm Quí Sửu (dl. 28-05-1973). Do Ngài Hiến Pháp Chưởng Quản HTĐ Trương Hữu Đức (Ấn ký).

Hiền Tài Nguyễn Quang Sanh thọ Thiên phong Giáo Hữu Thượng Sanh Thanh (32 tuổi).

Thánh Giáo tại Cung Đạo Đền Thánh đêm 16 và 17 tháng 4 năm Quí Sửu (dl, 18 và 19-05-1973). Đức Lý Đại Tiên Nhứt Trấn Oai Nghiêm chấp thuận cầu phong vào hàng Chức Sắc Cửu Trùng Đài.

Hiền Tài Nguyễn Quang Sanh được thăng phẩm GIÁO HỮU.

(DanhBo CTĐ Q2 Tr. 115/276 pdf)

         
         

 


 

 

XIN GỞI VỀ MỘT TÂM HỒN
SỐNG CHO THA NHÂN


Ái Nhân

 

 

Lời chơn trong ý chí thành,

Kính xin gởi Khách tâm lành thiện lương.

 

Thuyền xa nước Việt thuở còn Xuân,

Ngày tháng đi qua vẫn bước lần.

Khoắc khoải chờ trông theo vận nước,

Thương dòng sông Mẹ nhớ nguồn ân.

Thiều quang một thoáng trời Xuân lặn,

Sanh hóa vạn linh ở cõi trần.

Mưa nắng gió sương đường vạn dặm,

Cảnh chiều u tịch bóng nghiêng sân.

Lời Đầu Năm,

 

 

 

T

 

hư thường đến với Thơ đó là cách trân trọng của một người yêu văn chương thi phú, dành cả tấm lòng quý trọng cho người mà mình muốn gởi, để chia sẻ những suy nghĩ về kiếp nhân sinh bên dòng đời gió bụi.

Xin cám ơn thật nhiều những người bạn may duyên tri ngộ trên chặng đường chiều. Dầu chỉ gặp nhau trên chữ nghĩa văn chương. Xin cám ơn tất cả một tình bạn chơn thật bằng trái tim.

Đi tìm chơn Đạo bằng TÂM ngõ về đời sống tâm linh của Minh Triết tình yêu, bằng dòng điễn quang giao cảm giữa con người với con người và giữa con người với Đấng Tạo Hóa. Danh tôn kính Ngài là Cha, là Thầy, là Đức Chí Tôn, là Đấng Thượng Đế. Đấng cao cả của muôn loài vạn vật mà chúng ta thường niệm Thánh danh Ngài vào mỗi đêm thanh tịnh.

Đó là cứu cánh của con đường tấn hóa để trở về với Đấng Chí Linh kính thương Hằng Sống.

Đừng bao giờ từ bỏ niềm tin và hoài bảo của các bạn, dầu cho có gặp bao nhiêu khó khăn đi nữa cũng vậy. Hãy giữ vững niềm tin mà bước tới điểm đến mà các bạn muốn đi. Điều đó nó sẽ hình thành một di sản hiền lương của riêng các bạn, làm tấm gương cho các thế hệ về sau trông theo mà noi bước.

Niềm tin tín ngưỡng các bạn đang đi là dòng nước mát thanh khiết trong lành cho đời sống tâm linh của các bạn. Những giọt nước mát ân phước mà Đấng Chí Linh đã ban cho bạn, là nguồn hạnh phúc cao quý nhứt của các bạn. Đó là Tông Đường thiêng liêng.

Chúng ta nên hiểu. Dòng tín ngưỡng nào đem đến sự ích lợi cho cộng đồng nhơn loại, vẫn là con đường HIỀN để cho con người trở về với chân thiện mỹ. Nét đẹp trong văn hóa ngàn đời của nhơn loại.

Tâm phải mở, lòng phải bao dung theo khuôn luật thương yêu Tạo Hóa. Mới nhận ra những gì hữu ích nên làm và những gì không hữu ích nên tránh.

Đúng sai, đen trắng là đường tấn hóa của con người, chỉ là hai mặt của cuộc đời như ngày với đêm đó vậy! Đi ra cảnh giả cõi trần là cảnh Trời cao. Là nguồn Minh Triết Thánh chất của Đấng Chí Linh Hằng Sống.

Hãy giữ trí não sáng suốt và cái tâm Bác Ái Từ Bi thì mới mở rộng cõi lòng thương yêu tha nhân nhiều hơn. Dầu cho có khác biệt nguồn gốc tín ngưỡng niềm tin của mỗi người.

Đấng Chí Linh hằng thương nhơn loại bằng cái tình thương yêu cao cả đó! Nhơn loại có dữ hay hiền Đức Chí Tôn vẫn thương yêu và ôm con cái của Ngài vào lòng. Vì đó là Tánh Đức của Đại Từ Phụ đó mà.

Chúng ta là những người cầm viết. Viết những nét đẹp của con người. Viết về tình yêu nhơn loại. Viết về những điều bất công của xã hội. Viết bằng ngòi bút chơn thật ở đáy lòng mình bằng con tim, bằng tình yêu của Tạo Hóa.

Đi từ ngôn ngữ đó là một tình bạn trong tình nhơn loại, rồi trở thành một tình bạn quý trọng nhân cách của nhau. Một người bạn chơn tình với những tâm hồn công bình chánh trực, sống cho tha nhân và cho xã hội. Sống tử tế hiền lương bằng trái tim thương yêu bao la vạn vật.

Tình bạn đó là một thứ tình nhơn loại hòa nhập trong cộng đồng đa sắc tộc. Nó đi ra ngoài vòng tín ngưỡng niềm tin, để phụng sự cho đời. Bằng tấm lòng lương thiện, cho ra sẽ không bao giờ nhận lại.

Vì xã hội con người là một bức tranh tuyệt tác của các nền văn hóa khác nhau. Mà mỗi cộng đồng sắc tộc là một vẽ đẹp, được tô lên nền trời cao thẳm của Đấng Chí Linh Hằng Sống. Một bức tranh tình yêu của Đấng Tạo Hóa thoát trần.

Khách trần đã đi trong lẽ thật bằng tấm lòng qua nét đẹp văn chương. Vì văn chương chữ nghĩa là tiếng nói từ trái tim, từ tâm hồn. Tâm chơn chánh, ngôn ngữ chơn chánh. Văn phong trong ngôn ngữ là tâm tánh của mỗi người. Là con đường tấn hóa đi trong muôn vạn kiếp.

Ngôn ngữ hiền lương là di sản cao trọng khi từ giả cõi trần. Để lại một tấm gương cho hậu thế. Bậc chơn tu đạt Đạo luôn nhìn lại với mình cẩn ngôn cẩn hạnh ở mỗi bước chân, khi đi trên con đường chuyển kiếp luân hồi.

Kính Khách tao nhân,

Lời Thơ là tiếng nói từ trái tim từ đáy lòng sâu thẳm. Là nỗi lòng khắc khoải chờ trông, mong nhìn thấy một xã hội hiền lương Đạo Đức. Nó đi cùng người khách trần trên dặm đường mưa nắng.

Trăm năm của một kiếp người qua bao mùa lá rụng không phải là dài đối với dòng sanh mệnh quê hương dân tộc. Nếu đem so với con đường tấn hóa luân hồi thì nó lại càng ngắn hơn nữa. Một thoáng đi qua tuổi Xuân lại nhìn thấy bóng chiều đã ngả về Tây.

Tình yêu quê hương trong trái tim nhơn loại luôn sống mãi dầu cho dòng đời thay đổi! Vẫn nhớ vẫn thương, vẫn chờ vẫn đợi theo những năm dài. Vẫn đổ giọt lệ cho đời, cho quê hương và cho nhân thế trong cuộc bể dâu.

Xin được kính tặng những vần thơ nhân ái trong tình yêu nhơn loại. Biết đâu sẽ là chút men say, là niềm cảm hứng cho khách tao nhân đi tìm khối Thánh chất thương sanh. Sự thương yêu của cơ Tạo Hóa.

Kính chúc tâm lành bình an. Và chỉ giữ lại những điều hiền lương nhân ái trong trái tim thiện đức.

Xin cảm ơn tất cả nhân duyên nơi cõi trần.

Xin mượn bài thơ viết vào đầu năm 1984 để thay cho lời kết.

 

 

XUÂN PHONG

Xuân trao tình Đạo chúc câu lành,

Xuân bỏ ý phàm với lợi danh.

Xuân dệt giang san xinh xã tắc,

Xuân thêu cẩm tú điểm tâm thành.

Xuân chan huệ trạch muôn loài hưởng.

Xuân rưới ân hồng khắp chúng sanh.

Xuân rạng trời Đông miền Lạc quốc,

Xuân sang đất Việt hưởng mây lành.

 

Xuân về hiệp tấu khúc Nam giao,

Xuân tạc anh linh đổ máu đào.

Xuân phổ đàn tiêu mừng chúa Thánh,

Xuân xinh thổ võ thưởng công lao.

Xuân Đời giữ vẹn lòng trung nghĩa,

Xuân Đạo tâm thanh tiết ngạt ngào.

Xuân đến Xuân đi tròn chí nguyện,

Xuân mang bầu ái đỡ nâng đau. (*)

Nhã kính.

Thảo Vân Trang mùa Hè nước Úc.

Ngày Tết năm Quý Mão. Nhằm ngày 22-01-2023

Ái Nhân
Cẩn bút

(*) Ái Nhân Thi Tập / bs 442 - 19840101

 

 


 

 

TRƯỜNG KHẢO THÍ


Ái Nhân

 

Thuyền tâm mong chứa hạt lành,

Sống theo Từ Phụ chí thành đức tin.

Nhân ngày Vía Đức Chí Tôn, Mùng chín tháng giêng. Xin mời các bạn đồng sanh cùng nhau đọc lại Thánh Ngôn của Thầy.

Dỡ trang sách quý Thiên Thơ:

 

13 Mars 1926

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ VIẾT CAO ÐÀI
GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG

 

Thầy cho các con biết trước, đặng sau đừng trách rằng quyền hành Thầy không đủ mà kềm thúc trọn cả môn đệ...

Các con đủ hiểu rằng: Phàm muôn việc chi cũng có thiệt và cũng có dối; nếu không có thiệt thì làm sao biết đặng dối; còn không có dối, làm sao phân biệt cho có thiệt... Cười...

Thầy nói cho các con hiểu rằng: Muốn xứng đáng làm môn đệ Thầy là khổ hạnh lắm. Hễ càng thương bao nhiêu thì Thầy lại càng hành bấy nhiêu. Như đáng làm môn đệ Thầy thì là Bạch Ngọc Kinh mới chịu rước; còn ngã thì cửa Ðịa Ngục lại mời. Thương thương, ghét ghét, ai thấu đáo vậy ôi!

Bởi vậy cho nên Thầy chẳng vì ghét mà không lời khuyến dụ; cũng chẳng vì thương mà không sai quỉ dỗ dành. Thầy nói trước cho các con biết mà giữ mình, chung quanh các con, dầu xa, dầu gần, Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn với các con. Thầy hằng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé các con, song trước Thầy đã cho các con mặc một bộ thiết giáp; chúng nó chẳng hề thấy đặng, là đạo đức của các con.

Ấy vậy rán gìn giữ bộ thiết giáp ấy hoài cho tới ngày các con hội hiệp cùng Thầy.

Nghe và rán tuân theo.


Phụ ghi:

• 13 Mars 1926 nhằm ngày 13-03-1926 (âl. 29-01-Bính Dần).
• Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Quyển 1 trang 11-12. Ấn bản năm Nhâm Tý (1972).◙

 

LỜI CỦA NGƯỜI VIẾT:

TRƯỜNG KHẢO THÍ

 

 

Đ

 

ọc lại Thánh Ngôn Thầy dạy trường khảo thí, ngay từ buổi ban sơ Tháng giêng năm Bính Dần, trước 8 tháng Ngày Khai Đạo. Nhìn dòng sử Đạo 98 năm, người hành giả tự hỏi. Trường khảo thí, tìm đâu lập phương đạt vị? Người viết liền nhìn ngay trong quả kiếp thân tâm sâu thẳm nơi cõi tấn hóa, mới nhận ra lời nói của Thầy.

Thầy dạy:

"Thầy nói trước cho các con biết mà giữ mình, chung quanh các con, dầu xa, dầu gần, Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn với các con." (TN 13/03/1926)

Nhìn lại tuồng đời phô diễn ở mọi nhân duyên nơi cõi trần, dầu trong hay đục. Nhân duyên đó là bối cảnh tác động vào tâm.

Làm sao biết được nhân đầu ấy?

Để trả cho xong nợ kiếp trần.

Để rồi, thế giới của quỷ vương luôn ngự trị ở trong ta. Dầu cho bậc Đại Bồ Tát lâm phàm vẫn phải mượn mảnh xác thân trần tục. Và chịu lực đẩy của nhục thể hình hài trong trường sanh hoạt.

Dùng phép hồi quang kiến diện tâm,

Vào trường khảo thí thắng phàm tâm.

Cửa Tu khổ hạnh đi nhiều kiếp,

Tấn hóa tận cùng giữ Thánh tâm.

Thánh tâm đó là đạo đức con đường trở về với Thầy. Hãy nhìn nguyên do tấn hóa của Đấng Chí Linh, như lời Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn dạy:

Cũng có lúc giống mình như hệt,

Tấn hóa nâng khí phách nên hiền.

Máy Trời đẹp vẻ thiên nhiên,

Vật loài đều hưởng trọn quyền Chí Linh. [1]

Mỗi một kiếp tấn hóa phải cho hiền. Vì con đường hiền là đệ nhứt công nơi cửa tu hành.

Chốn hồng trần quen lằn gió bụi,

Cảnh phù ba may rủi cũng duyên.

Đã gan dốc kiếm diệu huyền,

Sanh sanh là phận, hiền hiền là công. [2]

Mỗi một kiếp tấn hóa phải vào trường khảo thí để đạt đến quả vị Thánh tâm.

Vì thế mà Thầy đã ban quyền cho quỷ vương làm chánh chủ khảo trường thi. Quyền năng quỷ vương vô tận, có đủ phương thế mở lối chỉ đường cho các chơn linh đọa trần. Nào là danh lợi, nào là quyền chức, nào là sắc tướng hình danh.

Không vì thương mà Thầy lại bồng bế con cái của Thầy trở về ngôi vị thiêng liêng. Con cái của Thầy phải tự đi, tự tấn hóa trong mỗi kiếp sanh, phải tự học, học mãi không ngừng để được lớn khôn trưởng thành. Đó là quyền tự chủ của mỗi chơn linh tầm phương đạt vị.

Luật nhơn quả để răn Thánh đức,

Cửa luân hồi nhắc bực cao siêu.

Dầu chăng phải mực Thiên điều,

Cũng quyền tự chủ dắt dìu thiên lương. [3]

Phải sống chung với thế giới đó! Vì thế giới nầy là một thế giới cộng sinh. Nhìn gần trong thân-tâm mới nhận ra những điều nên học và hãy tập cho mình có đủ nghị lực đức tin nơi Đức Chí Tôn, để trở về cùng Thầy nơi cõi thiêng liêng.

Không có thế giới quỷ vương, thì không thể biết được con đường tấn hóa của mình, đã đi bao xa trong mỗi kiếp và đạt đến quả vị nào.

Lấy lòng TỪ mà chứa nó vào Tâm, quyện một màu Chơn trong khối Thánh chất thương yêu. Rồi gởi về nguồn Đạo Chí Linh Tạo Hóa. Đó là món lễ vật cao quý nhất hiến dâng cho Thầy.

Nẻo về của tâm đi ra ngoài cảnh giả kiếp trần, là cõi Trời cao là nguồn Minh Triết.

Cầu xin quyền năng Chí Linh của Thầy ban ơn lành cho Vạn linh.

Xin chúc một ngày an lành nhân ngày Vía Đức Chí Tôn.

Gởi niềm vui Đạo hoa tâm,

Cho thêm sức sống diệu thâm Đất Trời.

Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát

Georges Hall Tiết Trọng Hạ Ngày 30-01-2023

Nhân ngày Vía Đức Chí Tôn năm Quý Mão.

Ái Nhân

Cẩn bút


CHÚ THÍCH:

[1] - ĐỨC NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN "nói về nguyên do của Chí Tôn và quyền hành Người đào tạo càn khôn cùng vạn vật."
Bài Diễn Văn "CHƠN TRUYỀN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ" của HỘ PHÁP biên soạn Ngày 27-07- 1932 (ÂL. 24-6-Nhâm Thân), và đọc tại Tòa Thánh ngày 15 tháng 7 Nhâm Thân (DL. 16-08-1932).
Theo bản in do nhà in: IMP. ĐỨC LƯU PHƯƠNG
158, Rue d’Espagne, 158. SAIGON. Trang 16.
Tài liệu sưu tập từ Thư Viện Pháp - Bibliothèque nationale de France.

19320727-BaiDienVanCuaHoPhap_15-07-NhamThan-1932_text(v2022).pdf
(Bản đánh máy v.2022 trang 19).◙

[2] Kinh Tắm Thánh trang 36.
[3] Kinh Giải Oan trang 34.
KINH THIÊN-ĐẠO VÀ THẾ-ĐẠO. Ấn-hành năm ẤT-MÃO 1975.◙

 

 


 

 


Uyên Trang phụ trách

KHOAI TÂY NƯỚNG KIỂU Ý

 

K

 

hoai tây bỏ lò nướng là một trong những món ăn dễ làm và hấp dẫn cho mọi người ăn chay và ăn mặn.

Bạn đã biết cách làm khoai tây nướng bỏ lò thơm ngon, hấp dẫn để phục vụ gia đình chưa? Nếu chưa, hãy cùng Uyên vào bếp và chế biến món ăn đơn giản nhưng thật là ngon này nhé!.

Nguyên liệu:

• 1 kg khoai tây củ.

• 1/4 cup dầu olive (có thể thay bằng dầu thực vật nếu muốn).

• 1 muỗng (tbsp) Italian seasoning, giã nhỏ.

• 2 tép tỏi, băm nhuyễn.

• 1/4 cup Parmesan cheese.

• 1 ít rau mùi tây (parsley) tươi cắt nhỏ.

• 1 chút ớt khô (nếu muốn).

• 1 ít bơ (butter) dùng để phết khuôn.

• muối và tiêu đen để nêm.

Cách làm

• Làm nóng lò ở 200 độ C. Phết bơ lên khuôn thủy tinh chịu nhiệt loại 20x25cm.

• Khoai tây rửa sạch, để vỏ, cắt lát dày khoảng nửa centimet theo chiều dọc thành hình bán nguyệt.

• Cho khoai và 2 muỗng dầu olive hoặc dầu ăn vào nồi, đậy nắp rồi xóc đều. Sau đó cho Italian seasoning, tỏi băm, 1 muỗng ăn muối, 1/2 muỗng tiêu đen và một nửa phần Parmensan cheese (cho thêm ớt khô nếu muốn), xóc đều.

• Đổ hỗn hợp vào khuôn thủy tinh đã phết bơ (dùng cây vét vét tất cả nguyên liệu đã xóc vào khuôn).

• Rắc 1 ít Parmesan cheese lên mặt khoai, rưới thêm khoảng 1 muỗng dầu ăn.

• Nướng khoai ở 200 độ C trong 30 phút, lấy ra xóc đều, rắc phần Parmesan và rưới phần dầu còn lại lên trên.

• Nướng thêm 25 phút nữa. Sau đó lấy ra khỏi lò, xóc lại thêm lần nữa, rắc thêm muối hoặc tiêu nếu cần.

• Dọn khoai ra đĩa ăn, rưới hết phần dầu đọng lại trong khuôn nướng lên trên (nếu không thích béo, bạn hãy bỏ qua phần này).

• Rắc rau mùi tây lên trên rồi dùng nóng (có thể dùng ăn kèm với chả chay hoặc bất kỷ loại tảu hủ chiên nào bạn thích).

Những miếng khoai tây nướng bỏ lò có lớp vỏ giòn bên ngoài, bùi bùi bên trong rất thích hợp dùng làm món vặt để nhâm nhi trong các chuyến đi chơi. Món ăn này có thể thưởng thức cùng sauce cà, hoặc sauce chua ngọt hay mayonnaise.
Chúc các bạn ăn ngon nha. Hẹn gặp lại vảo kỷ tới. ♬♬♬

 

 


 

 


 


Uyên Trang sưu tầm

 

VÌ HOÀN CẢNH

Hai vợ chồng già ngồi nói chuyện: - Lúc ngồi xe ôm, ôm cái thằng lái xe, bà có thấy thích không?

Bà - Thích thú cái gì, chẳng qua để an toàn khỏi ngã thì phải ôm vậy thôi!

- Đó bà thấy chưa? Bà cứ nói bia ôm không tốt này nọ, nhưng nó cũng giống như xe ôm thôi. Vào quán uống bia nhiều phải say, say thì phải ôm một cái gì đó cho khỏi ngã! Hoàn cảnh nó bắt buộc phải vậy chứ thích thú cái nỗi gì!

Bà - !!!

THẬT THÀ

"Tèo, tại sao em đi học muộn, bỏ một tiết?", thầy giáo hỏi.

Tèo trả lời: "Thưa thầy, sáng hôm nay em muốn đi câu, nhưng rồi ba em không cho phép ạ!"

Thầy - chắc là ba em đã giải thích cho em hiểu tại sao em phải đi học, mà không phải đi câu cá trong ngày học chứ?

- Dạ có. Ba em nói rằng mồi ít lắm, không có đủ cho hai người câu, để lần sau. !!!

NHÀ GIỐNG NHÀ, NGƯỜI GIỐNG NGƯỜI

Cảnh sát hỏi một nghi can:

- Đêm khuya, anh mò vào nhà người khác làm gì?

- Chung cư mới xây, toàn là nhà giống nhau, tôi say quá nên vào nhầm nhà.

- Thế tại sao anh lại bỏ chạy khi trông thấy bà này bước ra?

- À, tôi đang say, tưởng đấy là bà vợ tôi.

 

 


 

 


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

HT Nghiệp thăm viếng CTS Sáng đang nằm viện Royal Adelaide.

 

ĐH Uyên và Huyền Trang viếng thăm CTS Sáng - Adelaide.

 

Đồng đạo NSW thăm viếng C.CTS Phụng tại Adelaide.

 

HT Nghiệp, CCTS Phụng, Huyền Trang, Uyên Trang, Thanh Phượng tại tư gia HTy Phụng.

 

 


 

 

Chủ trương của Bản Tin Hòa Hiệp

Bản Tin Hòa Hiệp: Phổ biến tin tức Đạo sự gần xa; liên lạc, trao đổi kinh nghiệm hiểu biết; học hỏi, hợp tác thân hữu với các Tôn Giáo bạn, các Đoàn Thể xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu và mục tiêu hướng thượng, nhằm phục vụ không biên giới cho Đạo lẫn Đời.

Bản Tin Hòa Hiệp: Xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp xây dựng, bài vở với bất kỳ thể loại; ưu tiên trong lãnh vực biên khảo, nghiên cứu đạo giáo, triết học, khoa học kỹ thuật, văn học nghệ thuật phục vụ nhân sinh của chư vị thức giả đạo hữu, đạo tâm... miễn nội dung không nhằm mục đích: làm diễn đàn chính trị, bài kích cá nhân, tập thể; kỳ thị dưới mọi hình thức; gây chia rẽ nội bộ; đi ngược lại tôn chỉ, mục đích và đường lối của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.

 

CHỦ TRƯƠNG: Tộc Đạo Sydney.
CHỦ BÚT: Quyền Đầu Tộc Đạo Hiền Tài Nguyễn Thành Nghiệp.
BAN BIÊN TẬP: Bạch Sỹ - Thanh Nguyên - Ái Nhân - Lê Phong - Song Kha - Trần Nguyên Đức - Uyên Trang - Đức Nhân - Mộc Lan - Nguyên Chương.
TRÌNH BÀY & IN ẤN: Huỳnh Trọng - Trần Đại Thiện - Trần Lê Phong.

 

CAODAI TEMPLE OF NEW SOUTH WALES
HOA HIEP - VIETNAMESE NEWSLETTER
114-118 King Georges Road  WILEY PARK NSW 2195 - AUSTRALIA
Phone & Fax: + 61 2 9740 5678
Email: thanhthatnsw@yahoo.com.au ; thanhnghiep.caodai@yahoo.com.au